Nhiều mẹ bầu cho rằng, trong thời kỳ mang thai không nên dùng mỹ phẩm bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nhưng họ lại không khỏi lo lắng về nhan sắc khi thiếu mỹ phẩm chăm sóc. Đang mang bầu có nên dùng kem chống nắng hay không? Câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể dùng. Hãy để chúng tôi tư vấn cho bạn phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Bà bầu nên dùng kem chống nắng vật lý (lành tính hơn)
Kem chống nắng được chia thành 2 loại: kem chống nắng vật lý (phản xạ lại tia UV bằng titan dioxit hoặc kẽm dioxit) và kem chống nắng hóa học (hấp thụ tia UV bằng cách sử dụng các thành phần như oxybenzen). Mặc dù người tiêu dùng thường e ngại các ‘hạt nano’ trong kem chống nắng vật lý, nhưng theo dự án Nanoderm của Liên minh Châu Anh và một số dự án riêng khác được thực hiện bởi FDA thì nano titan dioxit không gây nguy hại đáng kể khi thâm nhập vào da. Thậm chí, theo hướng dẫn về kem chống nắng của tập đoàn môi trường Mỹ năm 2014 thì kem chống nắng với thành phần kẽm dioxit và titan dioxit là lựa chọn tốt nhất tại thị trường này.
Góc chia sẻ:
- Nguyên nhân và giải pháp giúp mẹ bầu không bị chuột rút
- Mẹ bầu nên bổ sung dinh dưỡng gì trong ba tháng giữa?
- Săn con tuổi Đinh Dậu 2017 sinh tháng nào thì tốt?
Bà bầu nên dùng kem chống nắng vật lý
Chọn chỉ số SPF phù hợp
Trước hết, mẹ bầu cần hiểu rõ ý nghĩa chỉ số SPF của sản phầm, bởi SPF 100 không có nghĩa là có thể bảo vệ tốt gấp 2 lần SPF 50 đâu! Theo hiệp hội Skin Cancer Foudation, ứng với sản phẩm có SPF 15 thì có thể chặn được 93% tia UVB, SPF 30 có thể chặn được 97%, SPF 50 có thể chặn được 98%. Tóm lại, với nhiệt độ trung bình trong ngày hè, mẹ bầu nên sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF ít nhất từ 30 trở lên, và sử dụng nhắc lại mỗi 2 giờ. Nếu tiếp xúc với nước hay ra nhiều mồ hôi thì cần chú ý sử dụng nhắc lại thường xuyên hơn.
Tránh các loại kem chống nắng có thành phần hóa học
Khi chọn kem chống nắng, mẹ bầu cũng nên chú ý đọc kỹ thành phần của kem và không nên chọn loại trong thành phần có liệt kê oxybenzone. Theo nghiên cứu, chất hóa học này có thể dễ dàng được hấp thụ vào da và có liên quan tới khả năng trẻ sơ sinh bị thiếu cân, ngoài ra có thể tiềm ẩn nguy cơ trẻ mắc các bệnh nguy hiểm như tim mạch vành, cao huyết áp và tiểu đường loại 2 khi lớn lên. Thậm chí, oxybenzone còn có thể ảnh hưởng tới hormone của cơ thể, gây ra các vấn đề trong quá trình phát triển của thai nhi.
Tránh các loại kem chống nắng có thành phần hóa học
Nên chọn kem chống nắng không chứa dầu (oil-free)
Sự thay đổi kích thích tố trong thời gian mang thai thường khiến làn da của mẹ bầu nổi mụn, vì vậy nếu sử dụng kem chống nắng vùng mặt có chứa dầu thì chắc chắn sẽ khiến tình trạng mụn của mẹ thêm tồi tệ. Giáo sư Stone khuyến cáo phụ nữ mang thai nên chọn công thức kem chống nắng không chứa dầu và không gây nổi mụn, nói cách khác không làm tắc nghẽn lỗ chân lông trên da vùng mặt.
Tránh dùng kem chống nắng dạng phun
Cơ quan nghiên cứu quốc tế về chất sinh ung thư đã xếp loại titan dioxit ở thể khí vào trong danh sách các tác nhân có khả năng gây ung thư khi hít phải ở liều lượng cao. Do nguyên nhân này, các tổ chức môi trường (EWG) đều khuyến cáo tránh dùng kem chống nắng dạng xịt. Ngoài ra, khi dùng dạng xịt, rất có thể bạn cũng bỏ qua một phần nào đó trên da hay xịt quá ít ở phần khác.
Bôi kem chống nắng thế nào mới hiệu quả?
- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 20 phút để các dưỡng chất có thể thẩm thấu và bảo vệ da một cách tối đa. Nếu có thể, đối với những vùng da nhạy cảm như mặt, cổ, mu bàn tay, nên sử dụng một loại kem chống nắng riêng biệt dành cho khu vực này.
Nếu bạn sử dụng quá ít, thời gian kem chống nắng bảo vệ da bạn sẽ giảm đi rất nhiều.
- Đừng tiết kiệm khi sử dụng kem chống nắng. Nếu bạn sử dụng quá ít, thời gian kem chống nắng bảo vệ da bạn sẽ giảm đi rất nhiều. Cũng không nên dùng hoài một hộp kem chống nắng từ năm này qua năm kia. Kem chống nắng chỉ có tác dụng tốt nhất từ 6 tháng đến 1 năm kể từ ngày mở nắp.
- Không nên quá ỷ lại vào kem chống nắng. Dù đã sử dụng kem chống nắng, bạn vẫn nên mặc áo dài tay, đội mũ rộng vành và tránh khoảng thời gian nắng gay gắt nhé!