Ba tháng giữa của thời kỳ mang bầu, mẹ có biết thai nhi phát triển ra sao và cần những dinh dưỡng gì không? Những thực phẩm gí nên ăn và không nên ăn trong thời kỳ này? Hãy tìm hiểu ngay để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé thật tốt nhé!
BSự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa
3 Tháng giữa thai kỳ được tính từ tuần 14 đến 27. Đây có thể coi là thời gian người mẹ cảm thấy thoải mái nhất do đã đi qua những tháng đầu ốm nghén, cơ thể cũng đã quen dần với sự có mặt của thai nhi và mẹ cũng chưa cảm thấy quá nặng nề với chiếc bụng bầu. Tuy nhiên, bên trong cơ thể mẹ, bé đang có những bước phát triển rất ngoạn mục và đây có thể được coi là giai đoạn bé hoàn thiện nhanh nhất.
Góc chia sẻ:
- Sinh mổ và sinh thường nên chọn hình thức nào?
- Cách hạ sốt an toàn cho mẹ bầu khi mang thai
- Cách sử dụng que thử thai nhanh và chính xác 100%
Có rất nhiều điều thú vị về sự phát triển của thai nhi trong quý 2 thai kỳ mà không phải mẹ bầu nào cũng biết, hãy cùng khám phá nhé!
Tăng cân nhanh chóng: Từ tháng thứ 4 thai kỳ, em bé lớn lên nhanh chóng và có thể đạt từ 50-70gam/tuần. Nếu như ở đầu giai đoạn này, bé mới chỉ nhỏ bằng một quả chanh thì đến cuối tháng thứ 7, thai nhi đã lớn như một quả bí ngô rồi. Như vậy tính từ đầu tuần thứ 14 đến hết tuần thứ 27, em bé có thể tăng lên gấp đôi, gấp 3 lần kích thước.
Sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng giữa
Phân biệt giới tính
Từ tuần thứ 13 thai kỳ, thông qua thiết bị siêu âm, các bác sĩ có thể quan sát được giới tính thai nhi. Cũng từ những tuần này, bạn có thể dễ dàng quan sát được những bộ phận nhỏ xinh trên cơ thể bé như tay, chân, môi, mắt…Đoán giới tinh thai nhi qua tháng thụ thai chính xác
Xuất hiện lông mi
Những tưởng đây là việc rất bình thường nhưng chỉ một bộ phận nhỏ xinh này xuất hiện cũng khiến mẹ cảm thấy vui vui rồi đúng không? Từ tuần thai thứ 16-18, lông mi của bé đã bắt đầu xuất hiện để hoàn thiện dần cơ thể.
Bé có thể nghe
Cũng từ tuần 16-18 thai kỳ, thính giác của bé dường như đã phát triển hoàn hảo. Bé có thể nghe được âm thanh từ bên ngoài và phân biệt được tiếng nói của mẹ nữa. Mẹ cũng nên cho bé nghe nhạc như nhạc cổ điển, giao hưởng để phát triển trí thông minh và khả năng nghe của bé.
Bé mở mắ Từ tuần thai thứ 25, 26 thai kỳ, em bé đã có thể đóng mở mắt như khi chào đời. Dù vẫn sống trong môi trường nước ối nhưng bé vẫn có thể đóng mở mắt mà không lo bị nước ối ngăn cản. Trong những tháng này, em bé đã phát triển một chu kỳ ngủ thường xuyên – lúc tỉnh lúc thức.
Những cú đá yêu thương Với những mẹ lần đầu mang thai thì có lẽ phải chờ đến tuần thứ 20-22 mới cảm nhận được những cú máy thai của con nhưng với mẹ mang thai lần 2 thì chỉ khoảng tuần thứ 18 là đã cảm nhận được rồi. Lần đầu tiên cảm nhận được những cú đạp yêu thương, chắc chắn mẹ sẽ cảm thấy hạnh phúc lắm lắm. Hãy theo dõi những chuyển động này thường xuyên mẹ nhé vì đây cũng là cách giúp mẹ theo dõi tình hình sức khỏe của con yêu đó.
Xuất hiện dấu vân tay và vân chân
Mẹ đừng nghĩ rằng còn trong bào thai thì bé chưa có dấu vân chân, tay nhé. Thự tế thì ngay từ cuối quý 2 thai kỳ, em bé đã bắt đầu hình thành dấu vân tay và vân chân độc đáo của riêng mình Ngoài ra, móng tay và móng chân của bé cũng bắt đầu xuất hiện, thậm chí còn rất sắc nhé.
Cảm nhận mùi vị thức ăn
Thai nhi sẽ lớn lên bằng cách nuốt nước ối mỗi ngày. Cũng từ quý thứ 2 này, em bé sẽ cảm nhận được mùi vị từng thực phẩm bạn dung nạp vào cơ thể mỗi ngày. Vì vậy đừng nghĩ những gì mẹ ăn không ảnh hưởng đến bé nhé. Hãy cố gắng chọn lựa những thực phẩm an toàn để bé yêu phát triển tốt nhất mẹ bầu nhé.
Những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai 3 tháng giữa
3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu không còn bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm giác khó chịu ốm nghén mang lại và cũng dần quen với những thay đổi của hormone. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tập trung bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi.
Bước sang tam cá nguyệt thứ hai, mỗi bữa mẹ bầu nên tăng thêm khoảng 300 – 350 calories. Mỗi tháng, bạn phải tăng lên từ 2 – 2.5 kg để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu không nên bỏ qua những dưỡng chất sau đây:
Vitamin D: Nhờ có vitamin D, cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và duy trì mức độ canxi, phốt pho, giúp phát triển răng và xương cho thai nhi. Thiếu vitamin D là nguyên nhân dẫn đến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ.
Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu Sức khỏe trẻ em của trường đại học Western Australia, cung cấp đầy đủ vitamin D khi mang thai có thể làm giảm nguy cơ trẻ gặp các vấn đề về ngôn ngữ sau này.
DHA: Chiếm 20% trong lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc, DHA đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Ngoài ra, DHA giúp các tế bào thần kinh truyền tin nhanh và chính xác hơn.
Vitamin A: Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cả tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi, vitamin A còn giúp hạn chế nguy cơ bị hẹn suyễn của các bé sau khi sinh.
Bà bầu nên ăn gì khi mang thai 3 tháng giữa
Cá hồi: Không chỉ chứa vitamin D, canxi, cá hồi còn là một trong những nguồn cung cấp DHA dồi dào. Muốn con thông minh ngay từ khi chưa sinh ra, mẹ không được bỏ lỡ món này trong thực đơn của mình nhé!
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa chua và phô mai chứa vitamin D, canxi và một số lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa mẹ bầu hoạt động tốt hơn bình thường. Ngoài ra, những thực phẩm lên men như sữa chua có thể giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.
Trứng gà: Là một trong số ít những nguồn cung cấp vitamin D từ thực phẩm tự nhiên, lòng đỏ trứng gà còn chứa cholin, một trong những chất quan trọng đối với sự phát triển trí não trẻ.
Bà bầu nên ăn gì khi mang thai 3 tháng giữa
Các loại hạt giàu omega-3: hạt hạnh nhân, hạt dẻ, hạt óc chó đều chứa nhiều omega-3, là món ăn vặt vui miệng nhưng đầy lợi ích cho mẹ bầu.
Bơ: Không chỉ được biết đến là một loại trái cây giảm nghén hiệu quả, trái bơ còn là một thực phẩm cực tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bơ chứa một lượng lớn omega-3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và vitamin B6.
Thực phẩm mẹ không nên ăn khi mang thai 3 tháng giữa
Gia vị mang tính nóng và cay: Một số loại gia vị như: ớt tiêu, hoa hồi, hạt tiêu, ngũ vị hương, quế… không chỉ dễ làm mất nước mà nó còn khiến cho sự bài tiết của mẹ bầu kém đi dẫn đến các bệnh như đau dạ dày, trĩ và táo bón. Khi bị táo bón phụ nữ mang thai phải rặn nhiều sẽ khiến cho bụng bị nén xuống, thai nhi trong tử cung cũng bị ép theo, sẽ dễ tạo nên những hậu quả xấu như động thai hoặc sinh sớm.
Đồ uống kích thích: Khi mẹ bầu dùng một lượng lớn thức ăn và đồ uống có chứa chất café có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn… Chất caffeine còn có thể thông qua cuống rốn vào thai nhi làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của thai nhi.
Khi mẹ bầu dùng một lượng lớn thức ăn và đồ uống có chứa chất café có thể dẫn đến các tình trạng như tim đập nhanh, đau đầu, buồn nôn
Đồ ngọt: Lượng đường liên tục có nhiều trong cơ thể có thể làm hao tốn một lượng can-xi lớn, thiếu can-xi trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển khung xương và răng của bé. Dùng quá nhiều sôcôla cũng không tốt, khiến mẹ có cảm giác no bụng và ảnh hưởng đến việc ăn uống khác, kết quả là cơ thể béo lên nhưng lại thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu.
Mì chính: Mì chính là loại gia vị rất phổ biến hàng ngày, nhưng đối với phụ nữ mang thai thì cần phải chú ý không nên ăn hoặc cần hạn chế. Thành phần chủ yếu của mì chính là sodium glutamate, sau khi kết hợp với chất kẽm trong máu sẽ bị thải ra theo đường nước tiểu, hấp thụ quá nhiều lượng mì chính có thể làm tiêu hao lượng kẽm lớn sẽ không tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Nhân sâm : Y học cho rằng phụ nữ trong thời kỳ mang thai đa số âm huyết hư nhược, việc sử dụng nhân sâm dẫn đến hao tổn âm khí làm tăng phản ứng của thai nhi sớm, sưng phù và cao huyết áp. Long nhãn ôn tính trợ dương, bà bầu sau khi ăn dễ bị động thai, cho nên cũng phải hạn chế sử dụng.
Các thực phẩm có chứa chất phụ gia: Đồ hộp có chứa chất phụ gia là nhân tố nguy hiểm dẫn đến quái thai hoặc sảy thai, vì vậy các bà mẹ tương lai nên tránh xa các sản phẩm đồ hộp đó. Quẩy chao dầu trong quá trình gia công có thêm vào chất phèn chua, là một loại chất hoá học a-lu-min, chất này có khả năng thâm nhập qua cuống rốn làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vì vậy mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn.