Mẹ bầu, đặc biệt ở giai đoạn cuối thai kỳ thường bị chuột rút. Nguyên nhân có thể do sự thiếu hụt của canxi hoặc trọng lượng cơ thể tăng đột ngột. Để khắc phục tình trạng này thì việc vận động, xoa bóp và sử dụng sự hỗ trợ của thực phẩm rất cần thiết.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu bị chuột rút, có thể là do trọng lượng cơ thể ngày càng tăng lên, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân dẫn đến hiện tượng chuột rút (nhất là về đêm và càng đến cuối thai kì càng xảy ra thường xuyên hơn). Ngoài ra, vào đầu thai kì, bà bầu hay bị ốm nghén, nôn ói và không ăn uống được khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, mất nước, mất cân bằng điện giải,… dẫn đến chứng co cứng cơ. Khi em bé lớn dần lên, tử cung của mẹ cũng phải giãn rộng ra để có đủ không gian cho con; điều này đồng nghĩa với các cơ, dây chằng nâng đỡ tử cung bị kéo căng, gây nên các cơn đau nhức, co rút ở vùng bụng,…
Một nguyên nhân phổ biến khác khiến bà bầu bị chuột rút là do thiếu canxi. Trong giai đoạn mang thai, nhất là những thai kì cuối nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao để “phục vụ” cho sự phát triển của bé. Khi lượng canxi không được cung cấp đầy đủ, cơ thể mẹ có xu hướng tự “rút” canxi để truyền cho bé. Thiếu canxi khiến cơ bắp mẹ đau nhức, dễ căng cứng cơ, co rút,…
Bà bầu bị chuột rút không chỉ đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, nhất là giấc ngủ khiến sức khỏe của cả mẹ và bé đều không được đảm bảo. Vì thế, ngay từ đầu thai kì, mẹ cần tìm hiểu thật kĩ về hiện tượng này để có cách khắc phục hiệu quả.
Cách xử lý khi bà bầu bị chuột rút nhanh hết
Khi mang bầu bị chuột rút, các mẹ cần bình tĩnh và làm theo những bước sau:
- Duỗi chân: Hãy cố gắng để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân. Điều này có thể gây đau lúc đầu nhưng cảm giác đau sẽ dần biến mất.
- Xoa bóp các cơ bắp bị co rút.
- Lấy một chai nước nóng đặt lên vùng bị chuột rút.
- Đi lại. Bước một vài bước cũng sẽ giúp chứng chuột rút qua nhanh.
Mẹ bầu hãy để thẳng chân, bắt đầu xoa bóp nhẹ nhàng mắt cá và các ngón chân khi bị chuột rút
Hoặc các mẹ có thể xuống giường và đặt chân xuống đất hoặc gót chân khi nằm thẳng chặt chạm vào tường, cũng có thể duỗi lòng bàn chân về phía trước để kéo dài ống chân.
Ngoài ra, duỗi thẳng đầu gối, sau đó lại cong vểnh bàn chân về phía sau gối, gập lên trên, nhẹ nhàng xoay chân sẽ giúp giảm chứng chuột rút. Xem thêm: Uống thuốc kháng sinh trong tháng đầu mang thai có sao không?
Cách phòng ngừa chứng chuột rút ở các bà bầu
Rửa, ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ cùng một số động tác massage trong thời gian từ 10 đến 15 phút là cách cực kỳ hữu hiệu trong phòng ngừa chứng chuột rút khi mang thai. Khi đi ngủ bà bầu nên kê chân trên một chiếc gối cao.
Tập nhẹ nhàng các bài thể dục như co duỗi chân, tay, xoa bóp hai bên mắt cá chân theo chiều kim đồng hồ. Những bài tập này sẽ giúp các bà bầu có được giấc ngủ sâu và ngon hơn, đề phòng chuột rút vào ban đêm. Không lên đứng quá lâu hay ngồi vắt chéo chân. Nên thay đổi tư thế đứng, ngồi. Mỗi khi ngồi làm việc, ăn cơm, hay xem tivi bà bầu nên xoa bóp mắt cá chân, các ngón chân để thư giãn.
mẹ bầu nên tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời để tránh bị chuột rút
Tích cực tham gia các hoạt động ngoài trời. Tắm nắng là một ví dụ, vì đây là hoạt động vừa giúp bà bầu bổ sung vitamin D, vừa có tác dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.
Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, nằm nghiêng về bên trái để cải thiện máu lưu thông đến và đi từ bàn chân.
Ăn nhiều thức ăn có canxi như: cá, sữa, trứng, gà, đậu, các loại thực phẩm chế biến từ đậu, rau cải, vừng, các loại giáp xác, các loại rong biển, tía tô… Uống đủ nước sẽ giúp máu vận chuyển oxy tới các cơ, giúp cơ vận động bình thường. Khi uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông cùng với oxy tốt hơn. Từ đó ngăn được chứng chuột rút.
Thường xuyên ăn dưa lê sẽ giúp mẹ bầu giảm được chứng chuột rút ở chân, vì trong dưa lê chưa nhiều chất magie. Nhiều nghiên cứu cho thấy, thiếu magie là nguyên nhân dẫn tới 30% phụ nữ mang thai bị mắc chứng chuột rút. Đó là nguyên nhân tại sao bác sĩ khuyên người mang bầu cần tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu magie. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn su su cũng sẽ giúp giảm được chứng chuột rút ở chân, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Lý do là trong rau su su có chứa nhất nhiều chất magie. Khi ăn nhiều rau chứa magie sẽ giúp làm dịu các triệu chứng chuột rút tới 24 giờ. Tăng cường ăn hoa quả chứa nhiều canxi, ka li như nho khô,sung, mận… nhiều hơn một chút để tránh tình trạng chuột rút khi mang thai
Ăn chuối giúp giảm chuột rút khi mang thai:
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP. Hồ Chí Minh thì chuối là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất giá trị trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai và cả trẻ em. Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6, man-gan đồng thời còn là nguồn cung cấp vitamin A và C, giàu chất xơ hòa tan pectin. Đây là những dưỡng chất cần thiết trong một chế độ ăn uống lành mạnh cho tất cả mọi người, trong đó có những bà mẹ tương lai. Thành phần kali giúp giảm phù trong khi mang thai.
Chuối chứa nhiều kali, vitamin B6, man-gan đồng thời còn là nguồn cung cấp vitamin A và C, giàu chất xơ hòa tan pectin
Trong quá trình mang thai nhiều thai phụ thường gặp chứng chuột rút. Họ thường nghĩ đến việc bổ sung các thức ăn giàu can-xi để giảm triệu chứng này. Theo các bác sĩ thì bà bầu nên dùng những thực phẩm giàu kali như chuối sẽ làm giảm chứng chuột rút ở chân. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những biểu hiện ốm nghén có thể được giảm nhẹ bằng việc tiêu thụ vitamin B6 có nhiều trong chuối.
Góc chia sẻ:
- Săn con tuổi Đinh Dậu 2017 sinh tháng nào thì tốt?
- Đoán giới tinh thai nhi qua tháng thụ thai chính xác
- Mẹ trước khi sinh con đầu lòng cần chú ý những gì
Những thành phần chính có trong chuối như kali, vitamin B6 rất cần thiết trong suốt quá trình mang thai. Chuối không chỉ đóng góp cho sức khỏe của người mẹ mà còn cho sự phát triển của thai nhi, giúp phát triển một hệ thần kinh trung ương khỏe mạnh. Kể cả khi đứa trẻ được sinh ra, chuối vẫn tiếp tục góp phần nâng cao sức khỏe cho các bà mẹ và những thành phần trong nó giúp tăng cường nguồn sữa mẹ, đồng thời giúp người mẹ duy trì năng lượng.
theo nguoilaodong, phununet