Dị tật ở thai nhi là vấn đề mà các bậc cha mẹ luôn quan tâm và lo lắng. Phải làm thế nào để phát hiện sớm dị tật đó? Làm thế nào để phòng tránh dị tật? Đều là những câu hỏi được các bậc cha mẹ hết sức lưu tâm.
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về dị tật ở thai nhi mà các bậc cha mẹ nên tham khảo để có thêm những kiến thức bổ ích về vấn đề này.
1. Bệnh dị tật thai nhi là gì?
Trả lời: Trong quá trình mang thai người mẹ vì một số lý do mà phải chịu những tác động xấu gây sự biến đổi nhiễm sắc thể của bào thai gây nên các triệu chứng bất thường như: biến dạng tứ chi, bệnh tim, phổi, chậm phát triển… được gọi chung là chứng dị tật thai nhi. Bạn đọc tham khảo thêm: Những dị tật thường gặp ở thai nhi và cách phát hiện sớm
2. Dị tật bẩm sinh có bị di truyền hay không?
Trả lời: Thông thường, dị tật bẩm sinh là do sự đột biến gen ở các tế bào trong quá trình mang thai do sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nếu gia đình đã có người có tiền sử bị dị tật hay cũng có trường hợp gen trội của mẹ hoặc bố bị dị tật cũng có thể truyền lại cho con.
3. Nguyên nhân gây nên hiện tượng dị tật ở thai nhi là gì?
Trả lời: Dị tật thai nhi thưởng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau:
– Do di truyền, thường là các bệnh về tim, đường máu: máu khó đông…
– Do bà bầu mắc bệnh trong quá trình mang thai: Một số bệnh mà mẹ bầu thường mắc phải sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nếu các mẹ mắc các bệnh nguy hiểm như: viêm thận, đái tháo đường… sẽ làm biến đổi cấu trúc NST ở bào thai gây nên dị dạng
– Thói quen dinh dưỡng không khoa học của người mẹ: Người mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, không ăn các thực phẩm bổ sung canxi, sắt, protein, các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể. Việc thường xuyên sử dụng thuốc lá và rượu bia cũng là một trong những nguyên nhân gây nên dị dạng ở thai nhi
– Tự ý uống thuốc khi bị bệnh: Khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ, các mẹ chủ quan tự ý uống thuốc bừa bãi dễ gây nên các biến chứng ở thai nhi. – Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại thường xuyên
4. Có cần làm xét nghiệm để sàng lọc dị tật hay không?
Trả lời: Việc xét nghiệm để sàng lọc dị tật là một việc rất cần thiết, nó cũng quan trọng như việc các mẹ bầu đi siêu âm trong quá trình mang thai. Việc xét nghiệm sàng lọc dị tật kịp thời sẽ giúp sớm phát hiện những biểu hiện bất thường của bé, xác định sớm những nguy cơ về các căn bệnh mà bé có thể gặp phải. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp đẩy lùi các dị tật đó ở trẻ một cách an toàn nhất.
5. Làm thế nào để phòng tránh dị tật ở thai nhi?
Trả lời: Để em bé sinh ra được khỏe mạnh, bình thường phụ thuộc rất nhiều vào chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của người mẹ.
Các bà mẹ nên áp dụng những cách sau để phòng chống dị tật thai nhi:
– Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Nên bổ sung nhiều chất xơ, protein, canxi, sắt, axit folic, các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu có trong các loại thực phẩm như: rau củ quả, thịt, cá, tôm, cua, sữa… Không nên ăn các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ, cá mập, cá thu… Nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày nước ép trái cây, các loại hoa quả lành tính để cung cấp những chất dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ.
– Khám thai định kỳ: Các mẹ bầu cần phải đi khám thai định kì để sớm phát hiện những biểu hiện bất thường ở thai nhi để có thể điều trị kịp thời. Để có thể theo dõi sức khỏe thai nhi thật tốt, mẹ bầu nên chú ý các chỉ số chiều cao cân nặng của bé để có biện Cân nặng thai nhi 3 tháng đầu mẹ nên biết
– Tiêm vacxin phòng bệnh- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc
Trên đây là một số câu hỏi thường gặp về dị tật ở thai nhi. Hi vọng, bài viết đã phần nào giúp các bậc cha mẹ giải đáp các thắc mắc về vấn đề này. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh để thai nhi phát triển một cách toàn diện nhất.