Thúy Hằng chia sẻ bí quyết dạy con không cần quát mắng
Đừng đợi đến khi thấy con bập bẹ những tiếng nói đầu tiên mới bắt đầu lo dạy con tập nói. Càng sớm quan tâm, chú ý đến việc dạy con tập nói, bé sẽ càng sớm bộc lộ khả năng ngôn ngữ và biết nói rất nhanh. Mời vị phụ huynh tham khảo những cách để “kích” bé nhanh bi ba bi bô từ lúc dưới 1 tuổi:
Dạy con từ ngữ bằng hình ảnh sinh động
Bạn có thể làm giàu vốn từ của con bằng việc cho trẻ ngắm những bức tranh sinh động bắt mắt và chỉ cho bé những con vật, đồ vật, hiện tượng trong đó. Để con giúp bố mẹ làm việc nhà cũng tăng vốn từ của bé lên rất nhiều. Chẳng hạn như mẹ có thể cho con cùng vào bếp để dạy con về tên các loại rau của quả, các hoạt động trong nấu ăn như cắt, thái, tỉa,…, các đồ vật như thìa, bát, đũa,…
Gọi tên mọi vật
Luôn luôn giới thiệu cho bé tên của những người, đồ chơi, đồ vật, thức ăn ,… mà bé yêu thích. Chẳng hạn như khi bé đang ăn chuối dầm, hãy gọi tên “quả chuối”, “thìa”, “bát”,… cho bé tập nhận thức về tên của mọi thứ xung quanh mình.
Đọc sách cho bé nghe
Mỗi ngày, mẹ cần đọc sách vài lần cho bé. Thơ, vè, đồng dao,… với vần điệu dễ thuộc, dễ nhớ là những thể loại tốt nhất để hấp dẫn bé lắng nghe và muốn tham gia cùng “đọc” với bố mẹ. Bạn có thể chơi trò chơi với bé bằng cách đọc cả câu nhưng để dư lại chữ cuối cùng cho bé “điền vào chỗ trống” (với những bài đã đọc đi đọc lại nhiều lần). Đây là phương pháp vô cùng tự nhiên giúp bé mở rộng vốn từ, cảm thấy thích thú với những âm tiết và từ ngữ.
Thơ, vè, đồng dao,… với vần điệu dễ thuộc, dễ nhớ là những thể loại tốt nhất để hấp dẫn bé lắng nghe và muốn tham gia cùng “đọc” với bố mẹ. (Ảnh minh họa)
Hát cho bé nghe
Dù khả năng hát của bạn có tệ đến mức nào, đừng ngần ngại ngân nga thường xuyên những giai điệu trước mặt con trẻ. Hát làm câu chữ mềm mại đi rất nhiều và làm chậm lại tốc độ của lời nói. Ngoài ra, việc bạn lặp đi lặp lại một giai điệu dễ dàng in sâu vào tâm trí bé, khiến bé tiếp thu từ ngữ nhanh hơn.
Trò chuyện thật nhiều với bé
Ngay từ khi bé mới chào đời, hãy trò chuyện thật nhiều với bé. Đơn giản chỉ là thủ thỉ vào tai con những chuyện hàng ngày bạn gặp, bé tuy chưa hiểu và nhận thức được những lời nghe thấy nghĩa là gì nhưng sẽ cảm nhận được giao tiếp là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày, một hoạt động mà ngày nào bố mẹ cũng làm với bé. Cha mẹ chăm nói chuyện với con cũng giúp con cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ rõ ràng hơn và kích thích bé phát triển năng lực ngôn ngữ tốt hơn.
Lắng nghe bé
Phương pháp này đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc giúp bé sớm biết nói. Dù là bé mới kêu ê a không thành tiếng, bố mẹ nhớ chú ý đáp lời bé ngay, nhìn vào mắt bé để tạo sự liên kết và biểu cảm thật rõ ràng trên khuôn mặt rằng mình đang quan tâm tới trẻ.
Cổ vũ bé nhiệt tình
Hãy cổ vũ bé để bé hào hứng với việc tập nói. (Ảnh minh họa)
Mỗi lần bé nói được một từ nào đó hoặc mới chỉ cố gắng phát ra thành tiếng, bố mẹ nhớ khuyến khích, cổ vũ con thật nhiệt tình để bé cảm thấy thích thú và hào hứng với việc tập nói.
Mở rộng vốn từ cho bé
Khi thấy bé đang cố gắng tập nói một từ nào đó, mẹ cần sử dụng luôn từ đó để nói cụm từ dài hơn, thêm nhiều thông tin hơn và lặp lại thật rõ ràng cho bé nghe. Ví dụ như nếu bé nói từ “uống” (hoặc mới chỉ bập bẹ được thành “uốn”) và chỉ tay về phía tủ lạnh, mẹ có thể nói: “Con muốn uống à? Mẹ cho con uống nhé?”