Ngay từ khi bé mới chào đời, bố mẹ nào cũng mong mỏi đứa con của mình sẽ trở thành người thông minh tài giỏi. Xin mách các vị phụ huynh một số phương pháp đơn giản để kích thích não bộ bé phát triển ngay từ những năm tháng đầu đời:
Đọc sách cho bé nghe từ nhỏ
Đọc sách cho một em bé còn đang ẵm ngửa, không biết nói – có buồn cười quá không? Bé có thể không hiểu những từ ngữ nghe thấy nghĩa là gì nhưng giọng kể thân thuộc, tràn đầy yêu thương cùng với hình ảnh vỗ về, dịu dàng của bố mẹ sẽ mang khiến bé rất thích thú và hào hứng. Qua việc đọc sách cho bé nghe, sợi dây liên kết tình cảm giữa bé và bố mẹ được thắt chặt và bé cũng phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ sớm hơn.
Cho bé soi gương
Cho bé soi gương từ khoảng 3 tháng tuổi là một cách để kích thích sự phát triển của bé, đặc biệt là não bộ. (Ảnh minh họa)
Cho bé soi gương từ khoảng 3 tháng tuổi là một cách để kích thích sự phát triển của bé, đặc biệt là não bộ. Thông qua đồ vật tưởng chừng như vô cùng bình thường và quen thuộc này, bé học được rất nhiều kĩ năng như khả năng nhận biết, cách kết hợp tay-mắt và nhờ đó, tư duy cũng như trí thông minh của bé cũng được tăng cường.
Cho bé nghe nhạc
Nghiên cứu đã cho thấy nghe nhạc giúp các bé sơ sinh tăng cường trí nhớ, khả năng tập trung và học hỏi. Âm nhạc cũng giúp giảm bớt căng thẳng, khó chịu, rất thích hợp khi bé đang quấy khóc.
Kể chuyện, hát, đọc thơ, đồng dao cho bé
Ban đầu mẹ có thể đọc hoặc hát nguyên một bài cho bé nghe. Những lần sau, mẹ nên đọc nửa câu rồi bỏ lửng để bé điền tiếp vào chỗ trống. Đây là cách rất tốt để rèn tư duy và trí nhớ cho bé.
Hạn chế thời lượng xem tivi của bé
Bé không nên xem tivi trước khi được 2 tuổi. Để bé xem quá nhiều tivi sẽ khiến bé xao nhãng và bỏ quên nhiều hoạt động khác tốt cho não bộ hơn như đọc sách, giao tiếp hay vận động chân tay.
Chăm nói chuyện với con
Điều này sẽ giúp bé phát triển khả năng về ngôn ngữ cực hiệu quả. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần chú ý lắng nghe, cổ vũ, đáp lại nhiệt tình những điều con nói để củng cố, khuyến khích nỗ lực giao tiếp và phát triển vốn từ vựng của bé.
Bố mẹ cũng cần chú ý lắng nghe, cổ vũ, đáp lại nhiệt tình những điều con nói để củng cố, khuyến khích nỗ lực giao tiếp và phát triển vốn từ vựng của bé. (Ảnh minh họa)
Không lạm dụng thiết bị công nghệ
Ngày nay, hình ảnh những đứa trẻ mới vài tháng tuổi đã dán mắt vào smartphone, laptop,… hàng tiếng đồng hồ không dứt đã không còn xa lạ. Nhiều bậc phụ huynh coi những thiết bị công nghê này là công cụ hữu hiệu giúp việc trông con trở nên nhàn tênh vì chúng rất hấp dẫn đối với các bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc để trẻ tiếp xúc quá nhiều với thiết bị công nghệ sẽ khiến bé trở nên lãnh cảm và thu hẹp giao tiếp với mọi người xung quanh. Tai hại hơn, trẻ sẽ trở nên những con người ù lì, ít linh hoạt và thụ động trong tư duy.
Cho bé giao tiếp với nhiều người
Thực tế cho thấy những đứa trẻ cá tính, bản lĩnh và tự tin khi giao tiếp sẽ thành công hơn những trẻ nhút nhát và lệ thuộc, nghe lời quá mức. Ngay từ khi con còn đang được bố mẹ bế ẵm trên tay, hãy cho bé có cơ hội được bập bẹ trò chuyện với những người thân, hàng xóm xung quanh để bé mạnh dạn trong việc tiếp xúc với mọi người.
Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi nuôi con nhỏ tại Hội các mẹ yêu con nhé! |