Những cơn mưa bất chợt đầu tháng 10 ở khu vực miền Bắc nước ta là điều kiện cực kì thuận lợi cho muỗi sinh sôi nảy nở và phát triển cũng như khiến dịch sốt xuất huyết được dịp hoành hành. Muỗi đốt không những gây ngứa ngáy khó chịu mà thậm chí còn gây ra một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Mời các mẹ cùng tham khảo cách chữa lành vết muỗi cắn cho con bằng những nguyên liệu tự nhiên, sẵn có trong nhà bếp và biện pháp phòng ngừa muỗi:
Các biện pháp điều trị tự nhiên đối với vết muỗi đốt
– Giấm, nước chanh
Đối với những trẻ bị đốt nhiều thì khi tắm mẹ có thể thêm vài thìa nước cốt chanh vào bồn tắm, sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. (Ảnh minh họa)
Cho một ít nước cốt chanh lên vùng bị đốt. Đối với những trẻ bị đốt nhiều thì khi tắm mẹ có thể thêm vài thìa nước cốt chanh vào bồn tắm, sẽ mang lại hiệu quả cao nhất. Giấm cũng có tác dụng tương tự.
– Xà phòng, kem đánh răng
Chà xát bánh xà phòng khô hoặc bôi một ít kem đánh răng bạc hà vào vùng bị tổn thương ngay lúc muỗi vừa đốt, như vậy trẻ sẽ bớt ngứa vào lúc đó cũng như giảm sưng tại vùng bị cắn.
– Mật ong
Bên cạnh đó, mật ong nguyên chất cũng có hiệu quả đối với các vết cắn do muỗi độc gây ra. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng đối với bất kì vết thường ngoài da nào.
– Muối
Mẹ có thể làm một miếng dán muối bằng cách dùng một chút muối và nước, sau đó bôi trực tiếp lên vết muỗi cắn để tránh cảm giác bị ngứa.
– Hành tây
Chỉ cần thái nhỏ và đập giập hành tây rồi đắp lên da bé, vết muỗi đốt sẽ rất nhanh lành. (Ảnh minh họa)
Hành tây cũng rất có ích trong việc giảm bớt ngứa và sưng do vết muỗi cắn. Mẹ có thể thái nhỏ và đập giập hành tây rồi đắp lên da bé, vết muỗi đốt sẽ rất nhanh lành.
– Đá lạnh
Nếu mẹ thấy muỗi đang đậu trên cánh tay con, hãy đập nó, chườm đá ngay lập tức lên để khu vực này không bị ngứa hoặc sưng.
Lưu ý khác cần nhớ
– Bố mẹ cũng nên chú ý không để con mình gây xước da vùng quanh vết muỗi cắn. Vì chỉ cần một chút tổn hại tổn hại tế bào da xung quanh vết muỗi là đã tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập thông qua các lỗ chân lông một cách dễ dàng, nguy hiểm hơn có thể gây sưng tấy, nhiễm trùng.
– Hãy đưa bé đến trung tâm y tế nếu bố mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào từ vết muỗi cắn. Sưng, có mủ hoặc thậm chí mẫn đỏ đều là những dấu hiệu cho thấy rằng bé cần phải được điều trị y tế nhanh chóng và kịp thời.
– Kiểm tra các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa và nhức đầu….. để đảm bảo rằng bé không bị ốm, bị virut tấn công, gây ra chết người.
Cách phòng tránh muỗi
Muỗi đốt có thể gây sưng và thậm chí có thể dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Nhẹ thì ngứa ngoài da, nặng thì có thể gây nhiễm trùng, mắc phải một số bệnh truyền nhiễm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh, các bậc phụ huynh nên dụng 1 số biện pháp sau:
– Mắc màn khi đi ngủ
– Nhà ở sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, hợp vệ sinh để hạn chế môi trường phát triển của muỗi
– Ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin B1
– Dùng mùi hương đuổi muỗi như dầu chống côn trùng có mùi hương bạc hà, chanh, sả, quế….