Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng. Nói rõ hơn, quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người. Trong đó, người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ đó, phương tiện truyền thông đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Các trường hợp phải xin giấy phép quảng cáo?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo để sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp đến với người sử dụng. Tuy nhiên, một số sản phẩm/dịch vụ sẽ bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi được phép tiến hành hoạt động quảng cáo. Cụ thể như sau:
– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng…
– Thuốc dùng cho người;
– Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;
– Vắc xin, sinh phẩm y tế;
– Trang thiết bị y tế;
– Thực phẩm;
– Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
Hồ sơ cho việc xin giấy phép quảng cáo
Trước khi chuẩn bị tài liệu đăng ký xin giấy phép, cá nhân, tổ chức sẽ phải xác định loại hình quảng cáo của mình là gì? Bởi mỗi loại hình quảng cáo sẽ yêu cầu những hồ sơ khác nhau. Để giúp cá nhân, tổ chức chuẩn bị đúng hồ sơ, tài liệu, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể cho từng loại hình.
Một lưu ý nữa liên quan đến hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đó chính là đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Cơ quan nhà nước kiểm duyệt khá khắt khe hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp. Cho nên khi chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, mọi người cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn.
a) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thực phẩm, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế gồm:
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tư nhân, doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế tư nhân thì phải có bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp;
– Đối với thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn thì phải có bản sao hợp pháp tiêu chuẩn cơ sở và giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan y tế có thẩm quyền;
– Đối với xin giấy phép quảng cáo thực phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thì phải có bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn;
– Đối với trang thiết bị y tế phải có tài liệu xác minh nội dung quảng cáo (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) bao gồm các tài liệu về kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế của nước sản xuất chấp nhận hoặc các cơ sở lâm sàng, các viện nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam ủy quyền thử nghiệm chấp nhận;
– Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được ủy quyền thực hiện quảng cáo);
– Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, makét quảng cáo.
b) Hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc dùng cho người gồm:
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Hình thức, nội dung quảng cáo thuốc dùng cho người;
– Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo;
– Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị quảng cáo sản phẩm thuốc của công ty sở hữu số đăng ký lưu hành thuốc do Bộ Y tế cấp thì phải có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý cho phép quảng cáo của công ty đó;
– Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;
c) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gồm:
– Giấy đăng ký quảng cáo
– Hình thức, nội dung quảng cáo mỹ phẩm;
– Bản sao Phiếu công bố mỹ phẩm đã được cục Quản lý dược/Sở Y tế cấp.
d) Hồ sơ đăng ký quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế gồm:
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Hình thức, nội dung quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế. Nếu quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh thì phải gửi băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh. Nếu quảng cáo trên báo in, báo điện tử thì phải gửi makét quảng cáo;
– Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với vắc xin, sinh phẩm dự định quảng cáo do Bộ Y tế cấp;
– Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo.
d) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng
– Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh.
– 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet
Một số tài liệu hồ sơ khác gồm có:
– Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
– Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
Thời hạn giấy phép quảng cáo
Thời hạn hiệu lực của giấy phép quảng cáo sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo khác nhau. Ví dụ: Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, thời hạn của giấy phép quảng cáo sẽ được tính là hết hạn cùng với ngày giấy phép phù hợp với quy định an toàn thực phẩm (hay còn gọi nôm na là giấy phép công bố) hết hiệu lực.
Ngoài ra, thời hạn giấy phép quảng cáo còn phụ thuộc vào việc sản phẩm quảng cáo có sự thay đổi về hồ sơ công bố, bị thù hồi giấy công bố hoặc có sự thay đổi về thành phần sản phẩm…vv. Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giấy phép quảng cáo có hiệu lực khác nhau.
Dịch vụ xin giấy phép quảng cáo được cung cấp bởi Luật TGS
Luật Hoàng Phi là công ty tư vấn luật hàng đầu tại Việt Nam trong việc xin giấy phép quảng cáo cho sản phẩm/dịch vụ. Các chuyên viên tư vấn của chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm dày dặn, đã hướng dẫn và trực tiếp thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo cho rất nhiều khách hàng. Sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ, chi phí, thời gian…
Quy trình xin giấy phép quảng cáo tại Luật TGS
Trong quá trình tư vấn và cung cấp dịch vụ xin giấy phép quảng cáo, Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn cho khách hàng hình thức, nội dung quảng cáo trước khi tiến hành công việc
– Tư vấn khách hàng sửa lại kịch bản, maket, nội dung quảng cáo cho phù hợp với quy định của pháp luật
– Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho khách hàng. Sau đó chuyển cho khách hàng tham khảo và hướng dẫn khách hàng ký hồ sơ;
– Luật TGS trực tiếp thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin giấy phép quảng cáo tại cơ quan chức năng
– Trực tiếp gặp gỡ, làm việc với chuyên viên thụ lý hồ sơ. Qua đó xem xét tính hợp lệ, bổ sung, sửa chữa hồ sơ (nếu có) theo yêu cầu của chuyên viên.
– Nhận kết quả giấy phép quảng cáo và chuyển cho khách hàng
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến giấy phép quảng cáo sau khi hoàn thành công việc