Thiếu hụt vitamin D và canxi chính là một trong những thủ phạm hàng đầu khiến bé chậm mọc răng.
Mọc răng là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của bé. Ban đầu nướu răng sẽ trở nên cứng hơn và răng của bé sẽ mọc lên. Trẻ 9-12 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng. Dấu hiệu bé sắp mọc răng rất dễ nhận biết. Trẻ thường giảm ăn thức ăn cứng, hay cắn vào lợi, trằn trọc và mất ngủ. Tuy nhiên, có những trường hợp trẻ mọc răng chậm, cần hiểu nguyên nhân để tìm giải pháp phù hợp.
Góc chia sẻ:
Do di truyền
Một trong những lý do chính khiến em bé mọc răng chậm là do di truyền. Hãy xem xét tiểu sử gia đình bạn xem có ai gặp vấn đề này không. Nếu có, thì bạn chỉ cần phải chờ đợi thêm cho đến khi trẻ mọc răng.
Dinh dưỡng kém
Một lý do cơ bản gây chậm mọc răng là dinh dưỡng kém. Em bé của bạn đang ở giai đoạn cần tất cả các chất dinh dưỡng bổ dưỡng nhất. Đây là một trong những lý do vì sao bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ để cung cấp cho con những chất dinh dưỡng tốt nhất mà trẻ cần.
Khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn rắn, bạn nên cho con ăn với số lượng vừa phải. Thiếu hụt vitamin D và canxi có thể khiến trẻ chậm mọc răng.
Suy tuyến giáp
Suy giáp có thể gây mọc răng chậm ở trẻ. Với trường hợp này, trẻ cần được tư vấn y tế. Suy tuyến giáp cũng có thể gây ra chậm đi, chậm nói và thừa cân ở bé.
Thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D sẽ khiến cơ thể không thể sử dụng canxi để xây dựng cấu trúc xương và răng. Do đó, thiếu vitamin D có thể là lý do em bé chậm mọc răng. Nguồn vitamin D chính là ánh nắng mặt trời. Hãy cung cấp bổ sung kịp thời. Thiếu vitamin D có thể xảy ra một cách tự nhiên ở những em bé sinh non.
Trợ giúp y tế
Nếu bạn thấy em bé chưa mọc răng sau khi đã được 13 tháng tuổi, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám và xem có vấn đề gì khác không. Trong hầu hết các trường hợp, sẽ không có vấn đề gì xảy ra và việc bạn nên làm là kiên nhẫn.
Nguồn Bé Khỏe – Mẹ Vui