Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh về dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy vi khuẩn HP là gì? Vi khaunar HP gây bệnh viêm dạ dày như thế nào?
Vi khuẩn Hp là gì?
Ai từng là nạn nhân của các bệnh dạ dày hoặc có người thân mắc viêm dạ dày chắc hẳn không còn xa lạ gì với cái tên vi khuẩn Hp. Thế nhưng rất nhiều người còn chưa biết đến cũng như không hề có ý thức đề phòng trước sự tấn công của loài vi khuẩn đáng sợ này!
Vi khuẩn Hp dạ dày hay còn gọi là vi trùng, vi rút, vi rus Hp, có tên khoa học là Helicobacter pylori (tên ban đầu của nó là Campylobacter pylori). Đây là một loại xoắn khuẩn vô cùng nguy hiểm, có gram âm, bám và sinh sôi nảy nở trên lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, chúng hoàn toàn “vô lo vô nghĩ” trước tác động của dịch bảo vệ dạ dày.
Vi khuẩn Hp gây bệnh viêm dạ dày như thế nào?
Tổ chức Y tế thế giới đã xếp vi khuẩn HP là tác nhân nhóm đầu tiên gây viêm dạ dày và trầm trọng hơn là ung thư dạ dày. Vậy quá trình vi khuẩn Hp gây bệnh diễn ra như thế nào?
Vi khuẩn HP khi sinh sống trên lớp niêm mạc dạ dày không ngừng tiết ra các độc tố làm thay đổi DNA của tế bào niêm mạc dạ dày, dần dần dẫn tới viêm teo dạ dày, chuyển sản dạ dày ruột, loạn sản và dẫn đến viêm dạ dày. Quá trình “hoành hành” này nếu không kịp thời được điều trị thì lâu dần bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn ung thư với tỷ lệ điều trị khỏi vô cùng thấp. Đa số bệnh nhân khi đã chuyển sang giai đoạn ung thư thường phải chấp nhận sống chung với vi khuẩn Hp một cách “không hòa bình”.
Thực tế còn chỉ ra rằng, viêm dạ dày do vi khuẩn Hp rất khó điều trị dứt điểm và thường chuyển thành mãn tính rất nhanh do vi khuẩn HP ngày càng kháng các thuốc kháng sinh. Một khi vi khuẩn Hp đã kháng với một thành phần nào đó trong thuốc điều trị thì xem như liệu trình đó phải vứt bỏ hoàn toàn. Do vậy, vi khuẩn Hp chính là kẻ thù số 1 và là tác nhân cứng đầu nhất gây nên viêm dạ dày.
Các triệu chứng của viêm dạ dày Hp
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm dạ dày chỉ là căn bệnh của người lớn nhưng thực tế đã có rất nhiều trường hợp bố mẹ tá hỏa vì phát hiện con mình bị viêm dạ dày khi còn ở độ tuổi rất nhỏ. Điều đó đồng nghĩa với việc, đối tượng tấn công của vi khuẩn Hp bao gồm cả người lớn và trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh. Dấu hiệu nhận biết viêm dạ dày do khuẩn Hp trên hai đối tượng này cũng có những điểm khác nhau nhất định.
Dấu hiệu viêm dạ dày Hp ở người lớn
Thường khi phát hiện bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, người bệnh đã bị viêm, loét dạ dày tá tràng, dẫn đến các hiện tượng đau bụng, đau âm ỉ, khó chịu. Một số triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày ở người lớn mà bạn có thể gặp phải như sau: Cảm giác đau và bỏng rát vùng bụng trên. Cơn đau tăng lên khi đói bụng. Người bệnh buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng khi thức dậy. Bệnh nhân bị chán ăn. Có dấu hiệu ợ nhiều. Cảm giác đầy bụng, khó tiêu và khó chịu. Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân. Bị thiếu máu và thiếu sắt bất thường.
Dấu hiệu viêm dạ dày Hp ở trẻ em
Đối với trẻ em, nhiễm khuẩn Hp trong dạ dày cũng khó phát hiện và thường không có dấu hiệu đặc trưng. Những vấn đề thường gặp nhất ở trẻ khi nhiễm phải vi khuẩn Hp đó là u niêm mạc dạ dày, loét dạ dày tá tràng,…
Ở trẻ em triệu chứng nhiễm vi khuẩn Hp trong dạ dày thường khá riêng biệt so với người lớn. Đau quanh rốn, cảm giác đau vùng thượng vị nằm giữa rốn và xương ức là những cảm giác rất dễ xảy ra ở trẻ em khi bị nhiễm vi khuẩn Hp. Một số trẻ có biểu hiện ợ chua, những trẻ bị loét dạ dày, tá tràng do vi khuẩn Hp sẽ nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen. Tuy nhiên một số trẻ lại không có những biểu hiện gì đặc biệt mà chỉ có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
Viêm dạ dày Hp có lây truyền không?
Viêm dạ dày do vi khuẩn Hp có lây từ người này sang người khác được không là câu hỏi mấu chốt trong phòng chống và phát hiện bệnh. Sự thật phũ phàng mà không ai mong muốn đó là không những có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái, vi khuẩn Hp gây bệnh viêm dạ dày còn có thể lây lan từ người bệnh sang những người xung quanh.
Con đường lây bệnh viêm đại tràng Hp chủ yếu là qua đường ăn uống, thông qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, dùng chung chén bát đũa muỗng, hôn trực tiếp, mẹ nhai cho con ăn… và lây qua phân của người bệnh qua trung gian côn trùng như ruồi, gián. Đây chính là lý do giải thích tại sao viêm dạ dày Hp lại khó chữa trị dứt điểm đến như vậy.
Đối phó với vi khuẩn Hp – Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Đối với các bệnh dạ dày được gây ra bởi vi khuẩn Hp, các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên bệnh nhân “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh viêm dạ dày HP, cách tốt nhất là phải giúp niêm mạc dạ dày đang bị viêm hoặc loét được phục hồi, liền sẹo một cách hoàn toàn. Có như vậy mới ngăn chặn tái phát và ngăn ngừa các biến chứng.
Bạn cần thăm khám và loại bỏ những nguyên nhân khác như lạm dụng thuốc giảm đau, mắc bệnh khác đi kèm. Rồi phải xác định được nguyên nhân do vi khuẩn HP thì cần thiết phải đào thải tận gốc chúng. Bao gồm cả những vi khuẩn bám sâu dưới lớp niêm mạc dạ dày. Đồng thời tái tạo niêm mạc dạ dày, bình thường hóa chức năng của dạ dày, hạn chế những yếu tố nguy cơ tấn công bao tử. Trong trường hợp vi khuẩn Hp kháng thuốc, bạn nhất thiết phải tìm giải pháp phối kết hợp kháng thể OvalgenHP cùng kháng sinh mới có thể tiệt từ tận gốc vi khuẩn Hp.
Việc kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học cũng là một phần không kém quan trọng góp phần giúp phục hồi bệnh nhanh hơn. Nó giảm các nguy cơ gây tái phát bệnh.
Vấn đề điều trị viêm loét dạ dày Hp quan trọng là chúng ta phải điều trị tận gốc của bệnh. Sau khi đã loại trừ được những tác nhân gây bệnh đặc biệt là vi khuẩn Hp, những biến chứng của bệnh có thể quay lại nhưng không gây nguy hiểm. Đồng thời có chế độ sinh hoạt, lối sống khoa học lành mạnh để có thể tự điểu chỉnh và kiểm soát được bệnh tình của mình.