Dưới đây là những nguyên nhân và cách giúp mẹ biết cách sử lý khi bé bị chảy máu cam, các bậc phụ huynh nên tham khảo:
Nguyên nhân trẻ bị chảy máu cam
Chấn thương: đây là tình huống thường gặp nhất khi trẻ em bị chảy máu cam. Trẻ thường tò mò, hiếu kỳ khi chơi với các bộ phận nhỏ của đồ chơi, nên vô ý cho vào mũi làm tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi, khiến cho các mạnh máu bị vỡ và gây hiện tượng chảy máu cam.
Xem thêm:
- Tác dụng của quả bơ trong quá trình ăn dặm
- Làm thế nào để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi khỏe mạnh
Viêm mũi mạn tính: Viêm mũi mạn tính khiến các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Khi đó, chỉ cần trẻ chà xát mũi hay hắt hơi thì cũng đủ để gây máu cam. Vì thế, bạn cũng nên thật để ý về thời tiết trong khi chăm sóc trẻ, vì đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Độ ẩm trong phòng của trẻ làm cho không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn. Hoặc thường vào mùa hè, cũng dễ khiến trẻ em bị chạy máu cam, do nóng trong người làm cho các mạch máu, cấu trúc trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy, khó chịu, rồi hay ngoáy mũi, nên vô tình làm vỡ mạch máu.
Trẻ em bị chảy máu cam hầu hết là do nguyên nhân bị tổn thương màng mạch ở vách ngăn mũi.
Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn giữa 2 lỗ mũi và gây chảy máu cam.
Có khối u trong mũi: Các khối u lành tính hay ác tính trong mũi cũng là nguyên nhân làm trẻ em bị chảy máu cam. Dù sao cần phải có sự kiểm tra cho trẻ để được chẩn đoán chính xác.
Trẻ em bị chảy máu cam cũng có thể là do một số nguyên nhân khác như: bị thiếu hụt vitamin C, các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu, tình trạng viêm mạch máu… Những bất thường này làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu.
Làm gì khi trẻ bị chảy máu cam
Khi trẻ em bị chảy máu cam, bạn không nên quá lo lắng, bạn cần bình tĩnh động viên và an ủi trẻ để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu.
– Cho trẻ thả lỏng người, đầu hơi nghiêng về phía trước, lau sạch cửa mũi trước 2 bên để xác định bên chảy máu, (không nằm ngửa, không ngửa đầu ra đằng sau hoặc cúi đầu).
– Cầm máu cho trẻ bằng cách: nhẹ nhàng dùng ngón tay trỏ ấn sát cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 5 – 10 phút để chèn lại mạch máu đang chảy, sau đó cho trẻ nằm nghỉ. Khi trẻ em bị chảy máu cam, tuyệt đối không cho trẻ nuốt máu vào bụng. Có thể dùng khăn quấn viên đá lạnh, túi chườm lạnh để chườm giảm đau và giúp mạch máu co nhanh hơn.
Nếu máu chảy xuống miệng hãy nhổ hết máu ra, cho trẻ nằm nghiêng và nói trẻ dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2 – 4 phút để theo dõi lượng máu mất.
Nếu trẻ em bị chảy máu cam gặp một trong những tình huống sau, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện:
- Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã làm các bước trên.
- Trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần trong thời gian ngắn.
- Bị hoa mắt, choáng váng.
- Tim đập nhanh, khó thở.
- Trẻ nôn ra máu.
- Sốt cao liên tục từ 2 – 3 ngày hoặc phát ban.
Bạn cũng nên dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi 2 lần một tuần để phòng ngừa tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Tuy nhiên cũng không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhầy bảo vệ và dễ bị tổn thương.
Conlatatca.vn