Các công nghệ khoa học hiện nay đang ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dùng. Một trong số đó phải kể đến là sự ra mắt của mô hình công nghệ biogas composite. Đây là hệ thống xử lý chất thải trong chăn nuôi cực kỳ hiệu quả và mang lại nhiều hiệu quả cao cho các hộ chăn nuôi, hộ gia đình. Không chỉ riêng các hộ này mà đến các doanh nghiệp, tổ chức, xí nghiệp… cũng đang sử dụng hình thức này để tiết kiệm nguồn phí tối đa nhất.
Với mức độ tin dùng và ngày càng nổi tiếng, có lẽ không ai còn xa lạ khi nhắc đến cái tên “biogas composite” – hay còn gọi là hệ thống xử lý chất thải. Nhưng thật sự để hiểu rõ cấu tạo cũng như cách thức mà nó hoạt động lại là một vấn đề khác, Vậy nên, Viethancomposite đã tổng hợp bài viết dưới đây những thông tin cơ bản về bể biogas để các bạn hiểu rõ hơn và có cái nhìn toàn diện cũng như việc lựa chọn bể biogas sau này.
Cấu tạo của bể phốt
Bể được chia làm 3 ngăn, gồm 1 ngăn chứa lớn nhất và 2 ngăn nhỏ hơn gọi là ngăn lắng và ngăn lọc, ngăn chứa lớn chiếm 2/4 tổng diện tích, còn lại 2 phần của 2 ngăn còn lại.
- ngăn chứa: là ngăn chiếm diện tích lớn nhất, các loại chất thải chưa qua phân huỷ sẽ được đưa xuống tại đây. Sau một thời gian, chúng sẽ được phân huỷ thành bùn, còn lại khó phân huỷ sẽ đọng lại và thành chất cặn bã thải ra ngoài.
- ngăn lắng: đây là nơi tiếp nhận các chất thải khó phân huỷ từ ngăn chứa đọng lại như tóc, kim loại,…
- ngăn lọc: là ngăn cuối cùng có nhiệm vụ thu giữ lại các chất thải từ ngăn lắng thông qua hệ thống trước khi chúng được thải ra môi trường ngoài.
Nguyên lý hoạt động của bể phốt composite
Với cấu tạo phù hợp, cách thức hoạt động của bể biogas cũng trải qua các công đoạn chủ yếu sau:
- Đầu tiên cửa nạp sẽ nạp nguyên liệu vào bể là các chất thải hữu cơ của động vật nuôi như gia súc, gia cầm… tự động nạp cho đến khi đầy mép và tuỳ vào kích thước của bể.
- Bước đầu chưa có sự dịch chuyển nhiều vì áp suất còn thấp. Trong thời gian nhất định để ủ lên men thì áp suất bắt đầu thay đổi vì khí biogas được tạo ra, lúc này khí sẽ được đẩy lên ngăn trên của bể chứa. Khí gas được tạo ra quá nhiều sẽ tự động lên qua ống dẫn đến các vật dụng cần khí để hoạt động. Bên cạnh đó, khí gas đến lúc sinh ra nhiều hơn thể tích lúc này của bể sẽ nhanh chóng đẩy các chất cặn bã ra ngoài theo cửa ra.
- Nguyên liệu sau khi được nạp đầy, cửa nạp sẽ đóng chặt lại nên áp suất luôn tồn tại trong hầm và kín khí hoàn toàn.
- Khí được tạo ra trong bể chính là khí biogas (khí gas) được dùng trong các sinh hoạt nấu nướng, làm nguồn điện thắp sáng.
Trên đây là các thông tin cơ bản về cấu tạo cũng như cách thức hoạt động của bể biogas composite. Hy vọng nó sẽ hữu ích và giải đáp được thắc mắc của bạn về công nghệ phát triển tột bậc này.