Thời tiết Hà Nội trở lạnh khiến cho không ít các vị phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của trẻ. Với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch và sức đề kháng chưa thực sự tốt nên rất dễ trở thành đối tượng bị các virus, vi khuẩn gây bệnh tấn công. Do đó, bố mẹ cần phải có cách để tăng sức đề kháng cho trẻ.
1. Không lạm dụng thuốc kháng sinh
Mỗi khi trẻ bị ốm, cảm cúm cảm lạnh, mẹ cho con uống thuốc kháng sinh không phải là một ý tưởng tốt. Tiến sĩ Howard Bauchner, một giáo sư nhi khoa và y tế công cộng tại Đại học Y khoa Boston, Mỹ, cho biết: “Thuốc kháng sinh chỉ điều trị các bệnh do vi khuẩn, nhưng bệnh thường gặp nhất ở trẻ em đều do tác nhân là virus”.
Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có rất nhiều bác sĩ nhi khoa buộc phải miễn cưỡng kê thuốc kháng sinh theo yêu cầu của các bậc cha mẹ. Kết quả là tình trạng vi khuẩn quen thuộc với loại thuốc này sẽ xảy ra và các bệnh đơn giản như viêm tai sẽ khó khăn hơn để điều trị.
Thay vì cho con uống kháng sinh ngay khi mới chớm bệnh, mẹ nên để cơ thể bé tự kiểm soát căn bệnh trong tình trạng hợp lý. Lạm dụng kháng sinh là tương đương với việc tước đoạt cơ hội tự tăng cường miễn dịch của cơ thể bé.
2. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng. Nguồn sữa mẹ là “đơn thuốc bổ” giúp trẻ tránh được nhiều bệnh như nhiễm trùng tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Sữa mẹ có chứa các kháng thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và các tế bào máu trắng (Ảnh minh họa)
Cho con bú sữa mẹ thường xuyên giúp não bộ của trẻ được khỏe mạnh. Sữa non, sữa màu vàng tiết ra trong những ngày đầu sau khi sinh là đặc biệt giàu các kháng thể có khả năng ngăn ngừa bệnh. Theo khuyến cáo của Viện nghiên cứu Nhi khoa Mỹ, các bà mẹ nên cho con bú trong vòng một năm. Nếu không có điều kiện, nên cố gắng cho con bú ít nhất là hai đến ba tháng đầu.
3. Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày vào buổi tối
Cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày là một cách hữu hiệu để tăng sức đề kháng cho trẻ. Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe nhờ làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, những đứa trẻ đã ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% những đứa trẻ không được ăn sữa chua.
Không chỉ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, những vi khuẩn “tích cực” trong sữa chua còn có khả năng giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, đầy hơi, táo bón. Nguồn canxi trong sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế hiện tượng ợ chua. Sữa chua kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn Helicobacte Pylory – thủ phạm gây viêm loét dạ dày.
Do đó nên cho trẻ ăn sữa chua mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối, vì lúc đó là thời điểm cơ thể hấp thụ sữa chua tốt nhất. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với “tiêu chuẩn” như sau: 6-10 tháng: 50g/ngày; 1-2 tuổi: 80g/ngày; trên 2 tuổi: 100g/ngày.
4. Tránh khói thuốc lá
Beverly Kingsley, một nhà dịch tễ học làm việc tại Văn phòng nghiên cứu về thuốc lá và sức khỏe tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh và phòng ngừa ở Atlanta , Mỹ, cho hay: “Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc và hầu hết các chất độc có thể gây kích ứng hoặc tiêu diệt các tế bào trong cơ thể”.
Trẻ em là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi tác động nguy hiểm từ việc hít phải khói thuốc lá từ người lớn. Trong khi đó, hệ thống lọc các chất độc tự nhiên trong cơ thể của trẻ em vẫn chưa hoàn thành. Hít khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử trẻ sơ sinh, viêm phế quản, nhiễm trùng tai và hen suyễn. Khói thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hệ thống thần kinh của trẻ em. Để bảo vệ và tăng sức đề kháng cho trẻ, mẹ cần giữ bé tránh xa khói thuốc lá.
5. Đảm bảo cho trẻ được ngủ đủ giấc
Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng việc thiếu ngủ có thể làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với bệnh tật do sự suy giảm khả năng của hệ miễn dịch để bảo vệ mình trước sự tấn công của vi khuẩn và các tế bào ung thư. Theo bác sĩ Kathi Kemper, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sức khỏe và giáo dục trẻ em tại Bệnh viện nhi Boston, Mỹ, vấn đề này cũng xảy ra trong cơ thể của trẻ em.
Trẻ em cần được chăm sóc cẩn thận để tránh nguy cơ mất ngủ vì tất cả các hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Trẻ em cần phải ngủ bao lâu trong một ngày? Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới biết đi cần khoảng 12 đến 13 giờ. Trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi cần khoảng 10 giờ. Nếu trẻ em không ngủ vào ban ngày hoặc một giấc ngủ ngắn, mẹ nên có chúng đi ngủ sớm vào buổi tối.
6. Cho trẻ tập thể dục thường xuyên
Đây là cách tốt để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh. Kết quả của nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Newfoundland, Canada, cho thấy việc tập thể dục làm tăng số lượng tế bào giết tự nhiên (một thành phần chính của hệ thống miễn dịch, trong đó có chức năng để tiêu diệt các khối u và các tế bào bị nhiễm virus trong cơ thể) ở người lớn. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại lợi ích tương tự như trẻ em. Vì vậy, cha mẹ nên cố gắng thực hành các thói quen tập thể dục cho trẻ.
Tập thể dục cùng nhau sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình hơn là để trẻ em đi ra ngoài và chơi riêng (Ảnh minh họa)
Theo tiến sĩ Renee Stucky, một trợ lý giáo sư về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng của Đại học Y khoa Missouri, Mỹ: “Tập thể dục cùng nhau sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình hơn là để trẻ em đi ra ngoài và chơi riêng”. Các hoạt động gia đình phổ biến nhất là vui vẻ như đi xe đạp, đi bộ, trượt ván, bóng rổ và tennis.
7. Bảo vệ trẻ chống lại các vi trùng lây bệnh
Đánh bại vi khuẩn gây bệnh không được xem là tăng cường hoạt động hệ miễn dịch, nhưng đây là một biện pháp khá tốt để giảm bớt lo lắng về hệ thống miễn dịch của trẻ em. Mẹ cần phải nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt chú ý đến vệ sinh trước và sau mỗi bữa ăn, sau khi chơi ngoài trời, vuốt ve một con vật cưng…
Khi đi ra ngoài, mẹ nên mang theo khăn giấy, khăn ướt để làm sạch các vết bẩn cho bé. Để giúp các bé có thói quen rửa tay ở nhà, mẹ hãy lựa chọn những chiếc khăn tay sáng màu và xà phòng với hình dạng, màu sắc, mùi hương mà bé yêu thích.
Khi trẻ bị bệnh, mẹ nên thay bàn chải đánh răng mới cho con vì vi khuẩn từ bàn chải đánh răng có thể lây lan cho trẻ thành các bệnh khác. Vì vậy, thay thế bàn chải đánh răng sẽ bảo vệ sức khỏe cho trẻ và cả gia đình.