Không gì kinh khủng và tệ hại hơn việc mất đi đứa con vừa mới chào đời của mình. Đáng sợ hơn, đứa con lại chết một cách bất ngờ và không rõ nguyên nhân. Đó là cái chết gây ra do SIDS – thuật ngữ dùng để chỉ “hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh”, với đa số là trường hợp xảy ra ở các em bé dưới 1 tuổi trong khi ngủ.
Điều kỳ lạ là trước khi chết, bé sơ sinh hoàn toàn khỏe mạnh, không có bất kỳ triệu chứng nào lạ về sức khỏe. Một cách vô cùng đột ngột, bố mẹ phát hiện ra bỗng thấy con mình biến sắc, mềm nhũn và đã tắc thở từ bao giờ.
Mặc dù các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân của hội chứng SIDS, vẫn có những phương pháp để hạn chế xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Dưới đây là những quy tắc mà cha mẹ bắt buộc phải nhớ:
Trẻ nên được ngủ trong môi trường an toàn
Theo tiến sỹ James McKenna, bác sỹ khoa nhi tại bệnh viện bang California thì việc cho trẻ sơ sinh ngủ cùng phòng với bố mẹ hay người thân sẽ giảm thiểu đáng kể nguy cơ gặp phải SIDS. Nếu bé thường xuyên được ngủ cùng mẹ sẽ tạo điều kiện để 2 mẹ con được tiếp xúc gần gũi hơn, đồng thời mẹ cũng dễ dàng theo dõi, quan sát các biểu hiện và thay đổi của bé hơn.
Ngoài ra, đối với những em bé được nuôi bằng sữa mẹ, có cha mẹ là người không hút thuốc, uống rượu và không chịu ảnh hưởng của các chất kích thích thì nguy cơ gặp phải hội chứng này cũng giảm đi khá nhiều. Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ trẻ bị đột tử khi ngủ tăng lên khi phải sống trong môi trường chật chội, cha mẹ luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng.
Trẻ bú ngoài có nguy cơ gặp phải SIDS cao hơn trẻ bú sữa mẹ
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 2-3 tháng sau sinh, trẻ bú sữa mẹ thường dễ dàng thức dậy từ giấc ngủ hơn so với trẻ bú ngoài. Đây lại cũng chính là thời gian có nguy cơ gặp phải SIDS cao nhất, vì thế mà các bé bú sữa mẹ có khả năng tránh được nguy cơ tử vong vào thời gian này cao hơn.
Các đặc tính miễn dịch quý báu từ sữa mẹ này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ em bé khỏi chứng đột tử đáng sợ SIDS (Ảnh minh họa)
Sữa mẹ cung cấp cho em bé các dinh dưỡng quan trọng trong việc xây dựng hệ miễn dịch ví dụ như các kháng thể và các tế bào màu trắng. Các đặc tính miễn dịch quý báu từ sữa mẹ này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ em bé khỏi SIDS.
Tuyệt đối tránh việc để bé bị ngã khi đang ngủ
Sofa là môi trường ngủ duy nhất mà số trẻ sơ sinh đột tử do SIDS tăng lên trong những năm gần đây, với tỷ lệ tăng từ 6% tại năm 1993 lên 16% tại năm 2003, tương đương với khoảng 24-42 ca tử vong mỗi năm. Một trong số những tình huống dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc nhất là khi ba mẹ để trẻ ngủ trên ghế sofa và đi ăn hay không may ngủ thiếp đi.
Ngủ với trẻ sơ sinh trên ghế sofa hay ghế bành có thể rất nguy hiểm cho trẻ bởi nguy cơ bị ngạt thở hay mắc kẹt ở ghế cao, thêm vào đó sofa có tay vịn thấp do đó trẻ còn có thể dễ dàng bị ngã xuống nếu trở mình khi đang ngủ.
Tránh các đồ vật che mặt và đầu của bé
Trẻ sơ sinh sẽ có một giấc ngủ an toàn hơn khi trên giường hay trong cũi ngủ có ít đồ vật chiếm diện tích hơn. Cởi bỏ yếm, mũ và cởi bớt quần áo khi cho bé đi ngủ để tránh tình trạng bé khó thở khi ngủ.
Cởi bỏ yếm, mũ và cởi bớt quần áo khi cho bé đi ngủ để tránh tình trạng bé khó thở khi ngủ. (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, cũng nên sử dụng loại chăn mềm và nhẹ để đắp cho trẻ. Nếu mẹ có mái tóc dài và dày thì cũng nên thắt gọn hay để tránh vị trí đầu của trẻ, để tránh trẻ không may bị vướng vào tóc của mẹ khi ngủ.
Tạo môi trường không khói thuốc
Theo thống kê, trẻ sơ sinh có cả bố và mẹ hút thuốc sẽ có nguy cơ gặp phải SIDS cao hơn 3,5 lần trẻ có cả bố và mẹ không hút thuốc; nếu chỉ có mẹ hút thuốc, nguy cơ giảm xuống còn gấp 2 lần và 1,5 lần nếu chỉ có bố hút thuốc.
Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho em bé, cả bố và mẹ nên bỏ thói quen hút thuốc của mình. Nếu bố hoặc mẹ hút thuốc thì cũng chỉ nên ở cùng phòng với bé mà không nên ngủ chung, tránh để bé bị ‘hút thuốc thụ động’.
Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi nuôi con nhỏ tại Hội các mẹ yêu con nhé! |