Close Menu
    Facebook X (Twitter) Instagram
    giadinhbe
    • Sức khỏe
      • Bệnh mẹ
      • Bệnh con
    • Dạy con
    • Làm đẹp
    • Ẩm Thực
    • Du lịch
    • Tin khác
    • LINK
      • Bet 12 Space
      • 12b12 Life
      • cwin
      • 79king
      • 789win
    • Đăng Nhập
    Facebook X (Twitter) Instagram
    giadinhbe
    You are at:Home»Tin sức khỏe»Những rủi ro mẹ có thể gặp phải khi đẻ thường
    Tin sức khỏe

    Những rủi ro mẹ có thể gặp phải khi đẻ thường

    TSKBy TSK06/11/2015Không có bình luận4 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Email
    Share
    Facebook Twitter Pinterest WhatsApp Email

    Dù là phương pháp sinh nở an toàn nhất nhưng mẹ vẫn có thể gặp phải những rủi ro dưới đây khi đẻ thường.

    Sinh thường là quá trình sinh lý bình thường mà hầu hết mọi phụ nữ đều có thể trải qua. Đây cũng được coi là phương pháp sinh nở an toàn, ít rủi ro và được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Nếu mẹ có sức khỏe thai kỳ tốt thì đây cũng là phương pháp mang lại nhiều lợi ích nhất cho cả mẹ và bé.

    Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có những rủi ro có thể xảy ra và đưới đây là 6 nguy cơ chính chị em có thể gặp phải khi đẻ thường, cùng với những lời khuyên giúp phòng ngừa những rủi ro này:

    Rách tầng sinh môn

    Tầng sinh môn là mô mềm nằm giữa âm hộ và hậu môn. Trong quá trình chuyển dạ và rặn đẻ, tầng sinh môn sẽ giãn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu em bé chui ra ngoài. Tầng sinh môn vì thế bị rách. Vẫn biết đây là điều không thể tránh khỏi khi sinh nở, nhưng rách tầng sinh môn cũng khiến nhiều mẹ ám ảnh lo sợ, thậm chí còn tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

    Để tránh bị rách tầng sinh môn, mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau:

    – Sinh con ở tư thế đứng thẳng. Tư thế này giúp giảm áp lực lên đáy chậu và tầng sinh môn.

    – Sử dụng thuốc giảm đau theo khuyến nghị của bác sỹ.

    – Khi rặn đẻ, có thể nhờ hộ sinh hỗ trợ để tránh tầng sinh môn bị rách thêm.

    – Một tấm gạc ấm đặt ở tầng sinh môn có thể làm tăng lưu thông máu và cải thiện tính đàn hồi của vùng da tại đây.

    – Chỉ rặn khi cổ tử cung mở hết 10 phân và rặn khi muốn.

    – Tránh sử dụng các thủ thuật can thiệp khi sinh như forceps.

    Tổn thương đáy chậu

    Trong một số trường hợp dùng sức quá nhiều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến vùng đáy chậu của mẹ, gây nứt, căng hoặc co quá mức. Tổn thương đáy chậu có thể khiến mẹ mắc chứng đi tiểu không tự chủ sau sinh, thậm chí có thể gây đau khung chậu mãn tính hoặc tạm thời.

    Ảnh hưởng đến các cơ quan trong khung chậu

    Không chỉ tổn thương đáy chậu, trong quá trình sinh thường, nhất là những trường hợp rặn đẻ lâu, các cơ quan trong khung chậu như bàng quang, dạ con, ruột cũng có thể bị ảnh hưởng, thậm chí bị “rơi” xuống âm đạo.

    Tổn thương âm hộ

    Tổn thương đáy chậu, rách tầng sinh môn có thể khiến sản phụ đau đáy chậu và âm hộ. Nếu tình trạng đau kéo dài sau sinh mà không đỡ, sản phụ nên đến bệnh viện để được tư vấn và kiểm tra.

    Ảnh hưởng đến thai nhi

    So với sinh mổ, sinh thường là phương pháp tự nhiên mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhất cho bé. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp “hy hữu”, trẻ bị tác động trong quá trình sinh của mẹ.

    – Suy thai do thiếu ô-xy có thể xảy ra trong những ca sinh khó, thời gian chuyển dạ bị kéo dài gây ảnh hưởng đến lượng ô-xy bé nhận được.

    – Tác động từ những dụng cụ y tế như giác hút hay hay kẹp forcep có thể gây ảnh hưởng đến đầu của em bé sau sinh.

    – Tuy không nhiều, nhưng trong một số trường hợp sinh khó, bé có thể bị kẹt vai trong quá trình chuyển dạ dẫn đến tổn thương các dây thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này.

    TSK

    Related Posts

    Nghiên cứu về Enzyme Papaya

    By marketing2.biogreen27/02/2025

    Lăn muỗi Muhi 50m của Nhật Bản giá bao nhiêu mua ở đâu uy tín

    By duyhungphatcompany11/12/2024

    Uống trà ĐTHT lúc nào tốt và có tác dụng gì?

    By marketing2.biogreen15/11/2024

    Review bánh que chấm Chocolate Nutella&Go có ngon không từ người dùng

    By duyhungphatcompany12/11/2024
    Add A Comment

    Comments are closed.

    Facebook X (Twitter) Instagram Pinterest TikTok
    • About
    • Contact
    © 2025 ThemeSphere. Designed by ThemeSphere.

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.