Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, dễ hấp thu. Tỉ lệ hấp thu chất đạm trong trứng là 100%, tương đương với đạm trong sữa nếu chế biến đúng cách. Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn chứa rất nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như sắt, viatmin A, kẽm. Chính vì vậy, trứng luôn là một loại thức ăn bổ dưỡng được các mẹ lựa chọn để tẩm bổ cho con. Tuy nhiên, việc cho bé ăn trứng thế nào là đúng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là 6 sai lầm khi cho bé ăn trứng mẹ cần chú ý:
Ăn lòng đỏ, bỏ lòng trắng
Nhiều mẹ chỉ chăm chăm cho con ăn thật nhiều lòng đỏ còn lòng trắng thì bỏ đi vì quan niệm rằng ăn lòng đỏ mới bổ dưỡng, lòng trắng ít chất. Thực tế đây là một quan niệm sai lầm khá phổ biến. Sự thật là trong lòng trắng trứng có những loại chất có thể gây dị ứng cho trẻ sơ sinh nên những em bé dưới 1 tuổi mới được khuyến cáo chỉ nên ăn lòng đỏ và bỏ lòng trắng. Còn khi bé đã được hơn 1 tuổi, mẹ nên cho bé ăn đầy đủ cả lòng trắng và lòng đỏ bởi theo tính toán, lượng protein trung bình có trong lòng trắng trứng là 57%. Ngoài ra, cấu tạo lòng trắng trứng chủ yếu là vitamin B2 và B3, rất có tác dụng trong việc hỗ trợ hệ thần kinh và tiêu hóa của bé. Vì vậy, nếu bỏ đi lòng trắng trứng thì mẹ sẽ bõ đi rất nhiều dưỡng chất quý giá đấy!
Ăn trứng và uống sữa đậu nành
Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng đều có khả năng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu vì trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng, dẫn đến hiện tượng khó tiêu. Vì vậy, mẹ nên chú ý không cho bé ăn trứng và uống sữa đậu nành gần nhau để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Uống sữa đậu nành trước hoặc sau khi ăn trứng đều có khả năng khiến trẻ bị đầy bụng và khó chịu. (Ảnh minh họa)
Cho bé ăn trứng chưa chín
Luộc trứng chín quá kỹ sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của trứng, tuy nhiên điều này không có nghĩa cho bé ăn trứng chưa chín kỹ thì sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Thực tế, do đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn nên cả trong và ngoài trứng gà đều có thể nhiễm khuẩn, đặc biệt là salmonella – một chất gây ngộ độc thức ăn. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng sống còn có một chất chống lại biotin (vitamin H), cản trở cơ thể bé hấp thu dưỡng chất quý giá này. Vitamin H lại là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sử dụng protein và đường – bột, cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên cho bé ăn trứng luộc còn chưa chín.
Cho bé ăn trứng ngay khi vừa luộc xong
Nhiều mẹ thắc mắc tại sao khi luộc trứng xong, lúc bóc trứng cho bé ăn, trứng lại có màu xám xanh và mùi tanh nhẹ, đồng thời lo lắng trứng bị hỏng nên không an toàn cho trẻ. Nhưng sự thật trứng có những biểu hiện như vậy là do cách luộc của mẹ chưa đúng. Theo các đầu bếp hàng đầu thế giới, quy trình để luộc một quả trứng “đúng chuẩn” và an toàn như sau: cho trứng vào nồi, đổ nước lạnh cao 3cm và bật bếp luộc với lửa to. Khi nước sôi già, đậy nắp nồi và nhanh chóng tắt bếp rồi ủ thêm 15 phút nữa. Điều quan trọng nhất là mẹ không nên vội vàng lấy trứng ra bóc cho con ăn ngay, mà thay vào đó hãy ngâm trứng trong nước lạnh ít nhất 10 phút. Việc làm mát trứng luộc sẽ giúp ngăn chặn sulfur sắt hình thành và khiến lòng đỏ trứng có màu kỳ lạ cũng như khiến cơ thể bé khó hấp thụ.
Cho bé ăn trứng ngay khi vừa luộc xong có thể gây khó tiêu. (Ảnh minh họa)
Cho bé ăn trứng khi vừa ốm dậy
Nếu các mẹ vẫn hay chế biến trứng cho bé ăn mỗi khi con bị cảm sốt, hãy suy nghĩ lại bởi có thể mẹ không biết hành động của mình lại vô tình làm bé lâu khỏi ốm hơn đấy. Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, hoàn toàn là protein và được cơ thể hấp thụ tới 99,7%, nên sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể. Như vậy khi bé bị sốt mà còn ăn thêm trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng mạnh khiến bệnh của bé không những khó có thể cải thiện mà thậm chí còn trầm trọng thêm.
Cho bé ăn trứng khi bị tiêu chảy
Khi bé bị tiêu chảy, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không quá dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những mẹ làm mất tác dụng bồi bổ của trứng mà còn làm cho bệnh của bé nặng thêm.