Trong cuộc sống hiên đại, chế độ ăn uống của trẻ ngày càng được cải thiệnvới đa dạng các loại thực phẩm. Tuy nhiên chính sự đa dạng đó khiến nhiều mẹ bối rối và gặp vấn đề trong cách cho con ăn uống. Và từ chính sự sai lầm đó, các mẹ vô tình làm ảnh hưởng đến sức khỏe, trí tuệ và đặc biệt chiều cao của con trong tương lai. Dưới đây tôi xin liệt kê một số nguyên nhân khiến trẻ bị lùn mà nhiều mẹ đang vướng phải, và tất cả các lỗi này đều liên quan đến chế độ dinh dưỡng và cách cho con ăn.
1. Chỉ ninh nương nấu cháo cho trẻ
Có không ít bà mẹ hầu như ngày nào cũng chăm chỉ hầm xương để lấy nước nấu cháo cho con. Các mẹ này tin rằng, vị ngọt của nước dùng sẽ giúp con ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa; đồng thời nước hầm xương sẽ có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Vậy như, có không ít mẹ cảm thấy bực mình và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng chiều cao, mà còn có xu hướng còi cọc chậm lớn.
Thực tế, nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm. Trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng, vị thơm nhưng có chứa rất ít đạm và canxi. Canxi là một thành tố quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương bé phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng chiều cao. Khi ninh xương lượng canxi trong xương không có nhiều và không thể ra nước 100% được. Ngoài ra, canxi có trong xương ống chủ yếu là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ. Do đó bé dễ còi xương, chậm lớn khi mẹ thường xuyên dùng nước hầm xương chế biến đồ ăn cho con.
2. Cho con ăn quá nhiều thịt bò
Mặc dù thịt bò có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng không nên cho trẻ ăn liên tục quá nhiều. Thịt bò chứa hàm lượng cholesterol cao và có khả năng gây rối loạn sức khỏe và các vấn đề liên quan đến trọng lượng nếu trẻ tiêu thụ chúng thường xuyên.
Bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit. Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Bên cạnh đó, các sợi cơ thịt bò không phải là dễ dàng được tiêu hóa và nó có chứa một hàm lượng lớn của cholesterol và chất béo. Do đó, người già và trẻ em không nên ăn quá nhiều.
Mặc dù thịt bò có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng cũng không nên cho trẻ ăn liên tục quá nhiều (Ảnh minh họa)
Việc các mẹ cần làm là hãy giữ cho bé ăn một lượng vừa đủ. Mỗi ngày bé nên hấp thụ vào cơ thể khoảng 1mg sắt, đảm bảo phát triển đúng độ tuổi. Nếu bé đã qua giai đoạn bú sữa mẹ, việc giữ cho lượng sắt bé hấp thụ vào cơ thể càng quan trọng hơn, thông thường mẹ có thể bổ sung sắt bằng cách cho bé ăn mỗi ngày 15gr gan hoặc 105gr thịt bò. Tuy nhiên lưu ý không nên cho bé ăn món bò tái hoặc bò bít tết, bởi thịt chưa chín hết có thể mang theo những ký sinh trùng có hại cho đường ruột còn yếu của trẻ.
3. Cho con ăn quá nhiều đồ ngọt
Trẻ con là những tín đồ trung thành của những món đồ ăn vặt cùng các loại đồ ăn có độ ngọt cao như socola, bánh kẹo, nước ngọt…. Nhiều mẹ muốn đáp ứng nhu cầu của con mà không ngần ngại tích trữ một số lượng lớn các đồ ăn ngọt trong nhà, và coi đó như một món ăn cho trẻ ăn cho đỡ “buồn mồm”. Tuy nhiên, trên thực tế, trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị lùn.
Ăn quá nhiều những loại thực phẩn này sẽ khiến cơ thể tiết ra một loại hormone làm ức chế sự phát triển xương của trẻ em. Trong quá trình chuyển hóa và tiêu thụ đường, cơ thể phải “đầu tư” một lượng lớn các chất khoáng thiết yếu như kẽm, magie, natri… và đặc biệt là canxi. Nếu thường xuyên ăn đồ ngọt, cơ thể bé sẽ không được cung cấp đủ lượng canxi để phát triển xương. Chính vì thế, người lớn không nên để con ăn vặt quá nhiều, ăn những đồ ngọt hoặc thức ăn nhanh nếu muốn con có sự phát triển chiều cao toàn diện.
4. Cho con uống nhiều đồ uống có ga
Việc trẻ uống nhiều nước ngọt có ga là nguyên nhân làm tăng quá trình đào thải canxi qua đường nước tiểu. Do đó, lượng nước ngọt trong cơ thể càng nhiều thì nguy cơ trẻ thiếu canxi càng tăng, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển chiều cao.
Khí ga và lượng đường tinh trong các loại nước ngọt có ga sẽ khiến bé có cảm giác no giả trong khi các loại đồ uống này không hề có giá trị cung cấp dinh dưỡng, chính vì vậy trẻ dẫn đến việc biếng ăn. Hơn nữa khi cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu đồng thời bụng bé lại ngập khí ga và nước làm cho cơ thể bé nặng nề và không muốn vận động. Và chính việc biếng ăn và lười vận động cũng ảnh hưởng phần nào tới chiều cao của trẻ trong tương lai.
5. Cho con ăn quá nhiều váng sữa
Hiện nay váng sữa là một loại đồ ăn thông dụng ngày càng được các mẹ tin dùng. Tuy nhiên, có nhiều mẹ lầm tưởng rằng ăn váng sữa giúp con cao lớn và tăng trưởng tốt nên mỗi ngày thường cho ăn đến 2-3 hộp và đặc biệt còn tự ý cho bé ăn váng sữa thay cho sữa.
Tuy nhiên, việc ép con ăn nhiều váng sữa quá mức có thể sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến thói quen ăn cũng như sức khỏe của trẻ sau này. Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu… do thiếu các vi chất dinh dưỡng.
Việc ép con ăn nhiều váng sữa quá mức có thể sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến thói quen ăn cũng như sức khỏe của trẻ sau này (Ảnh minh họa)
Do đó, các mẹ chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6 – 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 – 2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ.
6. Cho con ăn quá no trước khi đi ngủ
Cho con ăn quá no trước khi đi ngủ cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị lùn. Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, việc cho con ăn no trước khi ngủ sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, nhất là về chiều cao. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo, đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm. Những yếu tố kích thích sinh trưởng quyết định tới chiều cao của con người được sản sinh nhiều nhất trong giai đoạn nhỏ tuổi, ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống tế bào trong cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, đặc biệt là sinh trưởng của các xương mềm, khiến con người phát triển mạnh về chiều cao.
Trong đó, các yếu tố kích thích sinh trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất khi con người đạt được giấc ngủ sâu, thậm chí cao gấp ba lần so với lượng kích thích tố tiết ra vào ban ngày. Do vậy, nếu cho trẻ ăn quá nhiều trước khi ngủ, dạ dày phải kéo dài thời gian hoạt động, chuyển hóa thức ăn, khiến trẻ khó nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu, ảnh hưởng tới khả năng tiết kích thích tố sinh trưởng trong thời điểm lý tưởng này.
Khả năng chuyển hóa năng lượng vào ban đêm của cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ, rất thấp, bởi hệ tiêu hóa và trao đổi chất lúc này đều kém hoạt động. Ăn nhiều vào ban đêm cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh béo phì hoặc các bệnh về răng miệng.
7. Ép con ăn quá nhiều đồ ăn
Nhiều mẹ vì muốn được con cao lớn vượt trội hơn các bạn đồng trang lứa mà không ngừng lên mạng tìm kiếm thông tin liên quan đến từ khóa “làm thế nào để tăng chiều cao cho con”, “sữa nào giúp con cao?”, “ăn gì để cho trẻ tăng chiều cao?”, “thực phẩm giúp trẻ tăng chiều cao”… Sau một thời gian mày mò nghiên cứu, các mẹ sẽ nhận thấy “cố vấn Google” sẽ đưa ra cho mẹ rất nhiều sự lựa chọn. Và nhiều mẹ không chọn lọc nên đã “khờ dại” áp dụng mọi biện pháp và cho con ăn một cách “hổ lốn”.
Tuy nhiên, ngay tại một thời điểm, một giai đoạn nếu bố mẹ ép con ăn quá nhiều đồ ăn sẽ khiến cơ thể con không thể hấp thụ được tất, thậm chí còn bài trừ lẫn nhau. Do đó, các mẹ nên xây dựng cho con một chế độ ăn uống khoa học, không nên ăn quá nhiều một loại đồ ăn trong thời gian dài, nên linh hoạt và đa dạng để con hấp thu tốt.