Trẻ tới lúc nào thì nên cho ăn dặm, khi ăn dặn mẹ nên cung cấp những chất dinh dưỡng gì để bé có thể phát triễn toàn diện. Hãy đọc và tham khảo ngay bài viết này.
Ăn từ loãng đến đặc
Bước đầu, mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc, rồi dần dần thêm vào bữa bột, bữa cháo các loại rau củ, thịt cá với liều lượng thích hợp theo lứa tuổi của bé. Tập cho bé ăn dặm từ nhuyễn đến hạt lợn cợn rồi dần dần đến ăn cơm.
Xem thêm:
- Những cái “lợi đủ đường” ít mẹ nhận ra khi trẻ bị sốt
- 7 quy tắc mặc đồ cho con không ốm trong ngày đại hàn
Bố mẹ đừng nghĩ rằng cho bé ăn dặm nhiều sẽ mau lớn, nếu lượng ăn hay lượng đạm quá nhiều so với lứa tuổi sẽ khiến bé không tiêu hóa được, gây hại cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về một thực đơn thích hợp cho bé nhé.
Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, ban đầu mẹ nên tập cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc.
Bên cạnh việc cho bé ăn dặm, bé cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/
ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi. Lưu ý mẹ cần cho bé ăn dặm đúng cách, bữa ăn phải đủ 4
nhóm thực phẩm: bột, béo, đạm, rau và trái cây. Và mẹ cần cân đối đầy đủ các nhóm thực phẩm trên trong bữa ăn của bé.
Ăn từ ít đến nhiều
Mẹ hãy bắt đầu tập cho bé làm quen với việc ăn dặm theo nguyên tắc “khoa học” này: Cho bé ăn dặm bắt đầu
từ 1 muỗng, rồi tăng lên 2 muỗng, 3 muỗng trong những lần đầu tiên. Bên cạnh những loại bột ngũ cốc ăn dặm
uy tín có bán sẵn trên thị trường, mẹ có thể cho bé ăn dặm thêm các loại rau củ thông thường như cà rốt, khoai
tây, khoai lang, bí đỏ… tán nhuyễn và pha với sữa của mẹ hoặc sữa công thức để bé không quá lạ lẫm với việc ăn khá
mới mẻ này. Ngoài ra còn có thể cho bé ăn thêm trái cây như chuối, táo…
Cho bé ăn dặm từ ít đến nhiều là cách cho bé ăn dặm chuẩn “khoa học”.
Tập ăn nhiều món khác nhau
Mẹ có thể tập cho bé ăn dặm với thịt lúc bé 8 tháng với lượng khoảng 1 muỗng canh/bữa, có thể bổ sung thêm
trứng và bắt đầu với lòng đỏ trứng cho đến khi bé được 1 tuổi. Nên tiếp tục duy trì sữa mẹ hoặc sữa công thức
3 – 4 lần trong ngày.
Từ 9 tháng trở đi, bé đã bắt đầu quen dần với việc ăn dặm và ăn nhiều hơn, mẹ có thể nấu cháo cho bé ăn dặm.
Không nên chỉ hầm xương lấy nước như quan niệm của một số bà mẹ rằng nước xương đã đủ chất, mà nên ăn
cả xác thịt, cá, rau củ. Số lượng bữa ăn dặm trong ngày tùy thuộc vào lứa tuổi. Mẹ tuyệt đối không nên cho
bé ăn các loại thức ăn nhỏ như đậu phộng, lạc rang, nho khô khiến bé dễ bị hóc, làm bé sợ ăn.
Với bé từ 9 – 12 tháng tuổi, lúc này bé có thể nhai được nhiều hơn. Vì thế, mẹ có thể cho bé ăn thêm các món ăn
như rau củ quả hầm chín, luộc nhừ để kích thích bé nhai nhiều hơn.
Lưu ý khi cho bé ăn dặm
– Không nên nấu rau củ quá lâu vì sẽ làm hủy hết vitamin.
– Không nên dùng quá nhiều muối và gia vị khi chế biến thức ăn cho bé.
– Tập bé ăn một loại thức ăn mới trong vài ngày, sau đó theo dõi xem có những phản ứng dị ứng
không (như tiêu chảy, ói mửa… ), sau khi bé đã quen mới tập ăn loại thức ăn khác.
– Thức ăn thừa của bé nên bỏ đi, không nên để dành cho lần sau.
– Tránh những loại nước giải khát đóng hộp vì có thể làm hại cho hệ răng của bé, chỉ nên dùng nước lọc nấu chín.
Mẹ vẫn tiếp tục chú ý theo dõi cân nặng và chiều cao, vòng đầu. Từ 12 tháng trở đi bé ăn 3 bữa
chính (sáng, trưa, chiều) cùng gia đình và 3 bữa ăn phụ giữa các bữa chính.
Conlatatca.vn