Cho trẻ 4 tháng ăn dặm là việc không khó. Nhưng nếu các mẹ không biết cách lên thực đơn phù hợp sẽ dễ gây ra rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của bé.
Bắt đầu từ bột ăn dặm ngọt
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm ở những tháng đầu tiên này, mẹ chỉ nên cho bé ăn bột dặm ngọt. Bột ngọt ở đây là bột gạo hay bột yến mạch nấu cùng rau, củ quả và không nêm gia vị. Sau đó khoảng 4 – 5 tuần, mẹ có thể cho bé ăn bột mặn là bột gạo cùng với thịt, cá…
Xem thêm:
Ở tháng thứ 4, hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, nên lúc này các mẹ cho bé ăn bột mặn bé sẽ chưa thích ứng được với mùi thịt cá nên sẽ không chịu ăn và khi ăn vào sẽ làm bé khó tiêu hóa. Vì thế, các mẹ chỉ nên duy trì bột ngọt với các loại rau củ dinh dưỡng như bí đỏ, khoai tây, cà rốt, để tập cho bé quen dần với thức ăn rồi dần dần thay đổi khẩu vị.
Ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều
Đây là một nguyên tắc mà các mẹ nên nhớ. Khi còn nhỏ, trẻ sẽ không thể hấp thu một lượng thức ăn quá đặc và quá lớn. Dạng bột và liều lượng của bột cần được điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
Mẹ nên bắt đầu từ bột loãng đến bột đặc để bé dễ dàng hấp thụ
Trước hết, khi tập cho bé ăn dặm các mẹ có thể dùng bột, ngũ cốc,… pha với chút sữa mẹ đẩ bé dần làm quen với các món ăn khác. Bé lúc này còn đang quen với dạng lỏng của sữa mẹ, nên khi cho bé ăn dặm, mẹ nên pha bột loãng để bé không bỡ ngỡ với thức ăn hay sợ ăn. Nếu sử dụng sữa bột, mẹ nên làm đúng theo hướng dẫn sử dụng.
Khi mới bắt đầu ăn dặm, bé sẽ không ăn được nhiều vì chưa quen với mùi vị. Các mẹ cũng không cần phải lo lắng, vì đây là hiện tượng tự nhiên, hãy cho bé ăn từng chút một để bé quen dần. Mẹ có thể tập cho bé ăn bằng cách chia chén bột thành 2 – 3 phần và cho bé ăn nhiều cử. Sau khoảng 1 – 2 tháng là bé đã có thể ăn bột thành thạo rồi.
Trường hợp bé ăn tốt, ăn hết nửa chén bột trong lần ăn đầu tiên thì mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm để tránh tình trạng bé bị rối loạn tiêu hóa.
Mẹ nên cho bé ăn dặm những lần đầu tiên bằng muỗng cao su để bé dễ đưa thức ăn vào miệng. Sau khi bé ăn được từ 2 – 3 muỗng thức ăn dặm thì mẹ tiếp tục cho bé bú sữa để bé không cảm thấy ngán.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm
Khi tập ăn dặm cho bé, mẹ hãy đảm bảo cung cấp đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính. Đó là:
– Tinh bột (gạo, bắp khoai, mì..): cung cấp phần lớn nhu cầu năng lượng, nhu cầu về đạm và vitamin cho cơ thể bé.
– Đạm ( thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…).
– Chất béo ( sữa, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, mỡ động vật, mỡ thực vật..).
– Chất xơ ( các loại rau, củ quả).
Mẹ hãy cho bé ăn dặm với đầy đủ các nhóm thực phẩm cần thiết
Bên cạnh nguồn thực phẩm phong phú được chế biến trực tiếp, các mẹ có thể lựa chọn thực phẩm cung cấp dưỡng chất cho trẻ để bổ sung lượng dinh dưỡng bị hao hụt trong bột ăn dặm.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng điều chế dưới nhiều dạng khác nhau cho bé như siro, cốm… Trong các loại thực phẩm dinh dưỡng này có chứa kẽm và selen, là những vi chất rất cần thiết cho cơ thể trẻ. Khi lựa chọn những loại siro hay cốm dinh dưỡng, các mẹ nên chú ý thành phần, xuất xứ, hạn sử dụng và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo cho sứa khỏe của bé.
Việc cho bé ăn dặm tuy không khó nhưng nếu các mẹ không biết cách sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vì vậy, khi tập cho bé ăn dặm các mẹ hãy áp dụng những phương pháp này nhé. Nó sẽ giúp ích cho các mẹ rất nhiều. Chúc các mẹ thành công!