Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến sinh muộn vì vậy các mẹ hãy tham khảo những việc mẹ cần làm khi quá ngày dự sinh vẫn không thấy trở dạ để có những kinh nghiệm và có được tinh thần thật tốt chuẩn bị cho quá trình vượt cạn sắp tới nhé.
Trên thực tế thì thai nhi đủ 9 tháng 10 ngày, 38- 42 tuần tuổi được coi là đủ tháng , tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng có sự chuyển dạ đúng vào ngày dự kiến sinh do mình đã tính trước hay do các bác sĩ đưa ra. Những thai nhi dưới 38 tuần được gọi là non tháng và trên 42 tuần được xem là thai già tháng. Vậy, các mẹ cần làm gì khi quá ngày dự sinh vẫn không thấy trở dạ?
1. Không nên quá lo lắng
Bạn không nên quá lo lắng dù sắp qua hoặc đã qua vài ngày dự kiến sinh của mình vì điều đó có thể khiến bạn bị stress. Hãy để suy nghĩ đến những điều tích cực, vui vẻ hơn. Các bà mẹ có thể đọc những cuốn sách hay xem những bộ phim mình yêu thích để đầu óc không bị căng thẳng quá. Hay có thể quay video nói chuyện với con về những điều tốt đẹp hoặc viết thư cho con nói về ước mơ và hy vọng của mẹ dành cho con, nói về những điều hạnh phúc trong tương lai tốt đẹp.
Không thì bạn có thể nói chuyện, tán gẫu với bạn bè, bố mẹ, anh chị em người thân trong gia đình có thể chia sẻ những niềm vui khiến bạn thoải mái. Hay là hẹn hò, nói chuyện với ông xã về về con về những mong muốn sau khi con chào đời. Hoặc đơn giản chỉ là nghe nhạc, đi dạo và nghỉ ngơi, thư giãn.
2. Nhớ rằng ngày sinh bác sỹ đưa ra chỉ là dự kiến
Thông thường, khi đi khám thai thì bác sỹ đều có dự kiến về ngày sinh của bạn, hay là ngày bạn tự tính tất cả chỉ là thời gian dự kiến. Bởi thai nhi cần 38 tuần trong bụng mẹ để phát triển hoàn thiện, nhưng có một vài trường hợp kể cả bác sỹ cũng rất khó chuẩn đoán chính xác khi nào quá trình mang thai bắt đầu. Thông thường các bác sỹ chỉ dựa vào ngày cuối cùng của chu kỳ để tính tuổi thai nhi, và cho bạn một ngày sinh dự kiến.
Một số bà mẹ có thể sẽ sinh muộn nếu đây là lần đầu mang thai hoặc lần sinh trước cùng từng sinh muộn. Trường hợp trong gia đình có tiền sử sinh muộn hoặc chính bản thân bạn khi chào đời muộn đều có thể khiến bạn sinh con muộn.
3. Thông báo với bác sĩ
Chỉ cần sau 40 tuần mang thai là bạn phải thông báo rõ để bác sĩ hoặc y tá của bạn được biết. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra bụng để xem vị trí và kích thước của em bé, và sẽ tiến hành việc xem cổ tử cung của bạn đã sẵn sàng cho việc sinh nở hay chưa. Nếu có nghĩa thì cổ tử cung sẽ mềm mại và có độ co giãn.
Sau khi kiểm tra, các bác sĩ hoặc y tá sẽ thảo luận với bạn và cho bạn những lời khuyên bổ ích là nên làm gì vào lúc này để tốt cho cả hai mẹ con, nên chờ đợi hay đẻ luôn. Bị muộn ngày thì bạn sẽ cần được theo dõi thường xuyên hơn, do đó bạn phải tới bệnh viện để kiểm tra 2 – 3 hôm một lần.
4. Bạn nên lên kế hoạch cho mỗi ngày
Lên một kế hoạch khoa học cho mình và con vào những ngày kế tiếp để không bị nhàm chán. Ngoài ra bạn cũng cần phải đàm bảo dinh dưỡng trong những ngày quan trọng này, có thể tham khảo bác sĩ là nên ăn gì và không ăn gì để tốt cho cả mẹ và bé.
Được làm mẹ là một thiên chức mà ông trời dành tặng cho chúng ta, chính vì vậy ngay lúc này hãy chuẩn bị cho mình những tư trang tốt nhất để bé có thể phát triễn khỏe mạnh:
Trên đây là một vài lời khuyên dành cho các bà mẹ đã quá ngày dự sinh mà vẫn không thấy trở dạ. Hãy bình tĩnh trong mọi tình huống để có thể xủa lý một cách tốt nhất cho mình và con đừng quá nôn nóng nhé!