Trong quá trình sử dụng máy tính, sẽ có những lỗi, các vấn đề trục trặc xảy ra dù không mong muốn. Cách khắc phục dành cho từng loại lỗi như thế nào và tiến hành ra sao? Còn chờ gì không khám phá ngay nội dung bài viết này, chúng giúp bạn sử dụng máy tính dễ dàng và thông minh hơn.
>>> Xem thêm : Sửa laptop tại quận 9 – hiệu quả trong giải quyết lỗi máy tính với điều này
Nếu bạn đang dùng máy tính mà tốc độ xử lý trở nên chậm dần và thậm chí bị treo luôn, đó là một lỗi phổ biến. Theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới điều này có thể do bạn khởi động nhiều phần mềm cùng một lúc hoặc driver của máy bị lỗi. Lỗi hệ điều hành không còn xa lạ với nhiều người và nó là nguyên nhân hàng đầu khiến cho máy tính bị lỗi, không khởi động, không truy cập. Hoặc, nếu chúng ta có thể vào được windows thì máy cũng chạy rất chậm, dễ xảy ra tình trạng treo máy.
Lỗi ổ cứng khá thường gặp hiện nay, và hầu hết mọi người trong trường hợp này sẽ lựa chọn thay ổ cứng mới. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa có điều kiện thay, bạn có thể lựa chọn một số phần mềm hỗ trợ chẳng hạn như HDD Regenerator, Norton save and restore 2.0.
Một ngày, khi bật máy tính lên và bạn trông thấy màn hình chỉ một màu đen, hãy xử lý theo cách này. Đó là thử lắp CPU của máy sang một máy khác xem có hoạt động bình thường hay không vì đây là nguyên nhân thường thấy nhất. Nếu máy khác hoạt động bình thường thì lắp lại, không thì tiến hành thay mới.
Máy tính bị xoay màn hình là lỗi không khó để xử lý và chúng ta có thể thực hiện trong tích tắc. Một tổ hợp phím mà bạn cần nhớ đó là Ctrl + Alt + mũi tên lên, xuống, trái, phải.
Màn hình máy tính bị xanh và tắt ngay có rất nhiều nguyên nhân, đầu tiên đó là do khe cắm RAM bị lỗi hoặc chúng không được vệ sinh sạch sẽ. Nếu là như vậy, cách khắc phục đơn giản nhất đó chính là mở RAM ra và vệ sinh thật sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng.
Máy tính không kết nối được wifi là một lỗi rất phổ biến hiện nay và cách khắc phục cũng không khó. Trước hết, hãy kiểm tra kỹ rằng nguyên nhân không phải do lỗi chưa bật nút wifi trên bàn phím hay do mạng không ổn định. Nếu không phải thì tiến hành cài đặt modem, router trên nhà mạng.
Một lỗi được xem là khá phổ biến của máy tính đó là không cài được password và bạn sẽ nhận ra chúng khi nhìn thấy chữ User cannot change Password hiện lên. Trong trường hợp này, bạn nên tiến hành như sau, vào Computer, chọn Manage -> System Tools -> Local User & Group -> Users -> Administrator. Sau đó, bỏ phần dấu tính trên User cannot change Password, nhấn apply và chọn OK. Kế đến bạn chỉ cần tắt Manage, khởi động lại máy tính và tiến hành cài password.
Khi máy tính bị lỗi ở đĩa, chúng ta có thể sử dụng dụng cụ Windows Disk Defragmenter có sẵn trong máy để xử lý. Quá trình tiến hành như sau, truy cập vào Windows Disk Defragmenter, chọn ổ đĩa muốn dồn, nhấn Analyze và hoàn thành việc dồn đĩa.
Dùng ổ cứng có dung lượng cao hơn hay USB có hỗ trợ Readyboost để tạo thêm không gian lưu trữ trong máy tính. Đồng thời, việc nâng cấp ổ cứng cần lưu ý chọn loại tương thích với máy để tránh xảy ra những xung đột, khiến máy chạy chậm hơn.
Khi bạn không thể kết nối USB với máy tính, hãy thử kiểm tra cổng kết nối hoặc dây dẫn vào. Có những trường hợp hỏng hóc do hai lỗi này thì bạn có thể sửa chữa. Tuy nhiên, nếu như không phải do lỗi này thì nguyên nhân có thể là do Main. Cách hữu hiệu nhất khi main lỗi đó là gọi đội sửa chữa hay đưa máy ra tiệm. Chạm nguồn, công suất nguồn không ổn định, quạt chạm vào dây nguồn đều có thể khiến thiết bị chạy không êm. Hãy thay thế nguồn mới và sắp xếp dây nguồn gọn gàng hơn.
>>> Xem thêm : Cài win tại nhà quận 7 – nâng cao hiệu quả giải quyết lỗi máy tính với kiến thức sau