Nắng nóng, trẻ nhập viện nhiều vì viêm màng não
9 dấu hiệu con thiếu canxi mẹ phải nhớ
Cùng tham khảo một số phương pháp nuôi con khỏe mạnh, ít ốm dưới đây:
Chú trọng giấc ngủ của bé
Thiếu ngủ gây ra căng thẳng, áp lực cho cơ thể, kích thích sự suy yếu ở hệ miễn dịch, gia tăng nguy cơ mắc bệnh cảm cúm. Nếu bé nhà bạn không ngủ trưa, bạn nên yêu cầu bé đi ngủ sớm hơn vào buổi tối. Hãy tạo cho bé thói quen luôn đi ngủ vào một giờ nhất định trong ngày, ngủ đủ giấc và không thức khuya. Số giờ ngủ mỗi ngày cần thiết cho trẻ sơ sinh là 18 tiếng trở lên, cho trẻ tập đi là 12-13 tiếng và cho trẻ mẫu giáo là 10 tiếng.
Cho bé ăn sữa chua hàng ngày
Sữa chua có đầy đủ các vi khuẩn có lợi gọi là probiotics, giúp chống lại vi khuẩn có hại và vi rút. Sữa chua cũng hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa một số bệnh đường ruột, bổ sung thêm acid cho dịch dạ dày giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng hơn và giúp ngăn ngừa một số độc tố.
Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn được sữa chua mỗi ngày với lượng 50g/ngày với trẻ 6 – 10 tháng, 80g/ngày khi trẻ được 1 – 2 tuổi,100g/ngày nếu trẻ trên 2 tuổi. Còn tùy thuộc vào độ “khoái khẩu” của bé mà có thể điều chỉnh lên xuống một chút.
Ăn sữa chua hàng ngày giúp bé tăng cường hiệu quả hệ miễn dịch. (Ảnh minh họa)
Khi chọn mua sữa chua cho bé, nên tránh loại có bổ sung hương liệu và càng ít phụ gia thực phẩm thì càng tốt. Tốt nhất vẫn là các bà mẹ nên tự làm sữa chua cho bé tại nhà, vừa an toàn mà hương vị lại thơm ngon hơn.
Cho con bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu
Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước quan trọng cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bé ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé mới chào đời. Sữa mẹ không chỉ chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển bình thường của bé mà còn hỗ trợ cho sự phát triển của hệ miễn dịch của bé, cung cấp các các yếu tố miễn dịch, giúp bé phát triển một cách khỏe mạnh.
Sữa non (chất lỏng màu vàng chảy ra với lượng nhỏ từ tuyến vú người mẹ trong vài ngày trước khi bước vào giai đoạn cho con bú thực sự) đặc biệt rất giàu chất kháng thể có khả năng chống lại bệnh tật, vì thế mà nó còn được gọi là “Sữa miễn dịch”. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo các mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu.
Rửa tay cho bé thường xuyên
Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu, dễ mắc các bệnh về tiêu hóa và hô hấp. Mẹ nên rèn cho con thói quen rửa tay thường xuyên với xà phòng sau khi đi học về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế các bệnh này.
Tăng cường bổ sung rau và trái cây cho bé
Mùa hè, trẻ thường ra nhiều mồ hôi, cơ thể dễ mất nước, do vậy cha mẹ nên cho trẻ dùng một số hoa quả, rau xanh vừa bổ sung nước, vừa bổ sung vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như: bưởi, nho, dưa hấu, rau muống, rau ngót, rau dền,…
Khuyến khích bé vận động
Nên khuyến khích bé vận động để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. (Ảnh minh họa)
Vận động thường xuyên giúp bé khỏe khoắn, linh hoạt hơn và kích thích sản sinh các tế bào miễn dịch hoạt động tự do trong cơ thể bé. Thay vì chỉ thúc giục bé ra ngoài và vui chơi bằng những lời nói suông, cha mẹ hãy cùng con tập luyện để làm gương cho bé. Có rất nhiều hoạt động vui cho cả gia đình làm cùng nhau như đi dạo, đạp xe, cầu lông, tennis,…