Dưới đây là một số sai lầm phổ biến khi pha sữa công thức mẹ cần tránh để bé hấp thu an toàn và tối đa các chất dinh dưỡng từ sữa.
Chọn bình sữa không an toàn
Để bảo vệ bé khỏi chất độc hại, mẹ nên sử dụng bình thủy tinh hoặc nếu vẫn quyết định dùng bình nhựa, hãy tìm loại bình được dán nhãn BPA-free (không chứa BPA). (Ảnh minh họa)
Hiện nay trên thị trường có vô vàn loại bình sữa cho bé với chất liệu và kiểu dáng khác nhau, nhưng hai chất liệu phổ biến nhất là nhựa và thủy tinh.
Một số loại bình sữa nhựa làm từ nhựa polycarbonate có chứa chất BPA ( viết tắt của từ bisphenol A) mà theo nhiều nghiên cứu khoa học, tiếp xúc lâu dài với chất này có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt là khi mẹ khử trùng bình sữa nhựa cho con ở nhiệt độ cao, một lượng chất BPA sẽ bị chảy ra từ bình và em bé dễ dàng nuốt phải khi bú sữa.
Do đó, để bảo vệ bé khỏi chất độc hại, mẹ nên sử dụng bình thủy tinh hoặc nếu vẫn quyết định dùng bình nhựa, hãy tìm loại bình được dán nhãn BPA-free (không chứa BPA).
Không khử trùng dụng cụ pha sữa
Tất cả chai, bình sữa, núm vú và các vật dụng liên quan cần được khử trùng trước khi sử dụng. Sau khi bé bú xong, cần rửa lại chúng với nước nóng và xà phòng thật kĩ càng. Lưu ý đặt núm vú ở nơi an toàn để tránh bị chảy do nhiệt độ cao.
Quên rửa tay khi pha sữa
Nếu mẹ khử trùng sạch sẽ các dụng cụ pha sữa mà lại quên rửa đôi tay mình cho thật sạch bằng nước nóng và xà phòng trước đó thì bình sữa của bé vẫn có thể bị nhiễm khuẩn.
Đọc kĩ hướng dẫn xem cho nước hay sữa vào bình trước
Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất để xem cho nước hay sữa vào bình trước. Thông thường, mẹ nên cho nước trước rồi mới cho sữa vào bình để đổ đúng số ml nước cần thiết. Pha sữa với lượng nước nhiều hơn hay ít hơn trong hướng dẫn đều không tốt cho sức khỏe của bé.
Thông thường, mẹ nên cho nước trước rồi mới cho sữa vào bình để đổ đúng số ml nước cần thiết. (Ảnh minh họa)
Để sữa đã pha quá lâu
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo, nếu sau 2 giờ đồng hồ mà bé chưa bú xong hết bình thì chỗ sữa thừa đó cần được vứt bỏ. Sữa công thức đã pha để tủ lạnh cũng sẽ phải vứt đi sau 24 giờ đồng hồ không sử dụng. Khi để sữa của bé ở trong tủ lạnh, cần để ở ngăn chính của tủ lạnh, tránh để ở cửa tủ lạnh vì đó là nơi hơi lạnh không được đều.
Pha thêm nước/đường/thức ăn khác vào sữa
Khi pha sữa công thức cho con, bắt buộc mẹ phải làm theo đúng hướng dẫn đã ghi trên nhãn hộp sữa, pha đúng tỷ lệ sữa-nước. Hãy dùng chính chiếc thìa mà nhà sản xuất để trong hộp sữa để pha được tỷ lệ chuẩn.
Nếu mẹ cho quá nhiều nước, bé có thể sẽ không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng. Nếu mẹ cho quá nhiều sữa, bé có thể sẽ bị táo bón. Các em bé uống sữa công thức vốn đã có cơ địa dễ bị táo bón hơn các em bé được bú sữa mẹ hoàn toàn. Trừ trường hợp có chỉ định đặc biệt của bác sĩ, mẹ không được pháp cho thêm bất cứ thứ gì vào sữa công thức của con như đường, nước hoa quả, ngũ cốc, thuốc…