Tình trạng tai nạn giao thông ngày một gia tăng nhưng với việc có bảo hiểm y tế và bảo hiểm xe máy thì thiệt hại phần lớn đều được hỗ trợ và chi trả. Tuy nhiên vẫn có một số lượng không nhỏ người sở hữu phương tiện giao thông không tự nguyện và không thường xuyên mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Vậy khi bị phát hiện thì lỗi này xe bị xử lý như thế nào? Hãy tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau của Luật sư X. |
Căn cứ pháp lý
- Luật giao thông đường bộ 2008;
- Nghị định số 88/2015/NĐ-CP;
Nội dung tư vấn
1. Bảo hiểm xe máy là gì?
Tương tự như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xe máy là sự cam kết về nghĩa vụ chịu trách nhiệm và chi trả các khoản chi phí phát sinh khi phương tiện đăng ký bảo hiểm bị hư hỏng, mất mát hoặc có thiệt hại trong quá trình tham gia giao thông. Bảo hiểm xe máy là một trong 4 loại giấy tờ bắt buộc mà người điều khiển phương tiện phải mang theo khi tham gia giao thông. Cụ thể theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 gồm những giấy tờ sau:
- Đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Bảo hiểm xe máy là trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với chủ xe cơ giới. Việc tham gia giao thông nhưng không mang theo bảo hiểm xe máy hoặc không có bảo hiểm là hành vi trái với quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt khi bị phát hiện bởi lực lượng cảnh sát giao thông.
2. Hình thức và số tiền xử phạt
Người tham gia giao thông không mang theo bảo hiểm xe máy hoặc bảo hiểm xe máy không còn hiệu lực hoặc không có bảo hiểm xe máy thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cụ thể như sau:
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
Như vậy khung hình phạt từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng cho mỗi lần vi phạm. Việc xử phạt sẽ là trung bình khung hình phạt nếu không có tình tiết tăng nặng giảm nhẹ. Tuy mức phạt không quá lớn nhưng so với chi phí mua bảo hiểm hoặc tùy vào tài chính mỗi người thì việc mua bảo hiểm có lẽ là một việc cần được tuân thủ để bảo vệ rủi ro cho chính bản thân mình.
Hy vọng bài viết hữu ích cho bạn đọc !
Nếu có vấn đề pháp lý cần giải đáp, hay tham khảo dịch vụ luật sư tư vấn của chúng tôi