Mỗi phương pháp ăn dặm đều có lợi ích riêng của nó và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng có những lợi ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên các mẹ phải hết sức kiên nhẫn và chịu khó..
Thiếu kiên nhẫn
Đây chính là “rào cản” lớn nhất cho việc làm thành công một việc gì đó. Các bà mẹ thường sốt ruột khi thấy con tăng cân chậm, lượng ăn ít. Và thế là mẹ cố gắng tìm mọi cách để ép con ăn như vừa ăn vừa chơi, vừa ăn vừa xem ti vi, vừa ăn vừa đi dạo,…
Xem thêm:
Thật ra đây là một hiện tượng hết sức bình thường. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ từ 1 – 5 tuổi sẽ có lúc biếng ăn sinh lý, không hứng thú với thức ăn. Các mẹ phải hết sức kiên nhẫn, bình tĩnh cùng con vượt qua giai đoạn này. Các mẹ có thể linh hoạt thay đổi thực đơn để tạo hứng thú ăn uống cho bé hoặc chia nhỏ bữa ăn hoặc dãn cách thời gian ăn cho bé. Mẹ nên cho bé ăn thêm trái cây mềm, sữa chua, các sản phẩm từ sữa, uống bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ nếu trẻ thiếu chất.
Vì vậy, các mẹ đừng quá thúc ép trẻ ăn có thể dẫn đến những hậu quả lớn hơn, không chỉ là sợ ăn mà còn ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ sau này. Đây cũng là tinh thần cơ bản của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: tìm mọi cách để trẻ yêu thích bữa ăn, qua đó phát triển cả về tình cảm và trí tuệ của trẻ.
Sử dụng ghế ngồi ăn không đúng thời điểm
Rất nhiều mẹ cho con ngồi vào ghế ăn từ rất sớm và điều này sẽ khiến bé khó chịu từ đó việc ăn sẽ không được thoải mái. Bên cạnh đó, bản tính của trẻ con là nghịch ngợm nên khi thấy ghế ngồi ăn bé sẽ leo trèo, nghịch phá, đòi ra ngoài và sẽ không hợp tác với mẹ.
Vì thế, để đảm bảo cho bé luôn tập trung vào bữa ăn, các mẹ chỉ cho bé ngồi vào ghế tập ăn ngay khi trẻ ngồi vững để tạo thói quen ăn uống một chỗ, có kỉ luật, không đi lung tung. Như vậy sẽ giúp mẹ đỡ vất vả và tiết kiệm được nhiều thời gian cho bé ăn.
Không có sự thống nhất trong gia đình
Một yếu tố làm các bậc phụ huynh không thực hiện thành công phương pháp này là chưa có sự thống nhất về tư tưởng lẫn hành động của những người trong gia đình và cả người giúp việc. Mỗi người một ý thì rất khó tập cho bé quen với phương pháp ăn dặm này. Ví dụ như mẹ nấu ăn cho bé đã quen nhưng hôm nay mẹ bận và bà nấu ăn cho bé và do chưa có sự trao đổi, thống nhất bà có thể sẽ cho gia vị vào thức ăn dặm cho bé.
Vì vậy, bố mẹ và những thành viên khác trong gia đình nên có sự trao đổi trước với nhau về cách chế biến thức ăn cho trẻ về thành phần, liều lượng để dù mẹ có bận rộn thì những ngươi thân khác nấu cho bé ăn bé vẫn sẽ thích và đảm bảo thực hiện đúng phương pháp ăn dặm theo kiểu Nhật.
“Mắc bệnh” so sánh
Tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi thời gian và lòng kiên trì
Nhiều bậc bố mẹ hay so sánh con mình với con của người khác về cân nặng, chiều cao,… Và từ đó không kiên nhẫn với phương pháp ăn dặm của mình và không chịu được áp lực của những người xung quanh. Vì theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì trẻ thường không bụ bẫm vì không chú trọng cân nặng để bắt con ăn mà quan trọng là con cứ phát triển trong giới hạn cho phép, thoải mái, vui vẻ, lanh lợi là được.
Khi chăm con theo phương pháp này, các mẹ sẽ bị áp lực từ bạn bè, người quen như chăm con sao ốm quá hay là mẹ không biết chăm con,… Rồi những bất đồng quan điểm từ hai họ nội ngoại chỉ mong bé ăn càng nhiều càng tốt, để mau tăng cân cho bằng bạn bằng bè. Từ đó, dù con nhanh nhẹn, thông minh nhưng hơi gầy mẹ cũng không đành lòng và thế là vẫn ép con ăn. Vậy là vô tình các mẹ đã “thất bại” trong việc thực hiện phương pháp ăn dặm này rồi.
Việc cho con ăn dặm theo kiểu Nhật đòi hỏi thời gian và lòng kiên trì. Mỗi phương pháp ăn dặm đều có lợi ích riêng của nó và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng có những lợi ích vô cùng to lớn. Khi bố mẹ đã quyết định đi theo phương pháp này thì phải chấp nhận vất vả, khó khăn. Tuy nhiên, nếu bố mẹ luôn cố gắng kiên nhẫn, kiên nhẫn và kiên nhẫn, ắt rồi cũng đến ngày sẽ “hái được trái ngọt”.