Cách mà người Nhật nuôi dạy con thông minh đó là luôn đề cao tính kỉ luật và trách nhiệm cao. Đây cũng là phương pháp mà các mẹ trẻ Việt đang cố gắng nuôi dạy, giúp con có thể phát triển toàn diện cả về sức khỏe lẫn trí tuệ.
Dạy trẻ bắt đầu từ giai đoạn từ 0-3 tuổi
Trí não của trẻ phát triển mạnh nhất trong 3 năm đầu đời và tới 6 tuổi đã hình thành được 90%. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có nhận thức với thế giới bên ngoài, có khả năng ghi nhớ, liên tưởng và tiếp thu một cách vô hạn, giúp hình thành tính cách, nhân cách và năng lực của trẻ.
Xem thêm:
Trong giai đoạn này, người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Sự gắn kết giữa hai mẹ con đã có từ khi trẻ còn trong bụng mẹ nên khi chào đời, trẻ luôn nhạy cảm với những cử chỉ của mẹ từ giọng điệu tới biểu cảm. Người mẹ chính là người thầy đầu tiên giúp trẻ tiếp thu những kiến thức xung quanh. Vì vậy người mẹ Nhật thường áp dụng phương pháp dạy con từ 0 tuổi để giúp trẻ phát huy tối đa những tố chất và có nền tảng vững chắc về sức khỏe, trí tuệ và nhân cách.
Phương pháp nuôi dạy con thông minh bắt đầu từ 0 tuổi
Nuôi trẻ luôn khỏe mạnh
Người Nhật cho trẻ ăn dặm từ rất sớm, thông thường bắt đầu từ 6 tháng tuổi để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ bên cạnh nguồn sữa mẹ.
Các bữa ăn dặm rất khoa học, chủ yếu chú trọng đến việc giúp trẻ làm quen với mùi vị thức ăn và phát triển khả năng vị giác. Bữa ăn có đủ 3 nhóm thực phẩm: tinh bột, đạm và vitamin theo chuẩn “vàng- đỏ -xanh”. Những món ăn này sẽ được thường xuyên thay đổi để trẻ quen dầu với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt không thêm gia vị vào thức ăn vì lượng muối cần thiết cho cơ thể của trẻ cũng có đủ khi hấp thu các loại thực phẩm khác. Nếu bổ sung lượng muối nhiều có thể gây nguy hiểm cho thận và ảnh hưởng tới khả năng phát triển não bộ của trẻ.
Rèn luyện sự tự giác và khả năng thích nghi
Trẻ con ở Nhật được mẹ dạy tính tự giác từ rất sớm. Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển mà mẹ Nhật dạy trẻ tự làm các việc khác nhau. Trong giai đoạn từ 6 -12 tháng tuổi, tăng cường khả năng cầm, bốc, bóc, bằng cách dạy trẻ cầm thìa. Từ giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi, hướng dẫn trẻ cách làm những công việc cá nhận như mặc quần áo, đi tất, đi giày. Đây là một trong những phương pháp dạy con của người Nhật khiến nhiều bà mẹ ở các nước phải “ngả mũ bái phục”.
Sự tự giác của trẻ luôn gắn liền với tính kỉ luật và ý thức cao trong mọi việc. Trẻ cũng được rèn luyện để thích nghi trong mọi môi trường sống: bị bỏ đói, trong thời thiết lạnh vẫn phải mặc quần sooc,.. Vì vậy trẻ thường có tính độc lập ngay từ khi còn rất nhỏ và có thể tự làm việc khi không có mẹ bên cạnh.
Học và chơi cùng trẻ
Ba mẹ là tấm gương phản chiếu tốt nhất những gì trẻ nhận thức được. Việc học và chơi cùng là cách tốt nhất để trẻ tiếp thu hiệu quả. Mẹ Nhật luôn dành những khoảng thời gian hợp lý để học và chơi cùng trẻ. Khi trẻ hỏi bất cứ điều gì, mẹ không nên bỏ qua mà cần giải đáp. Trong trường hợp mẹ không biết, cần thẳng thắn với trẻ và khi tìm hiểu hãy giải đáp ngay cho trẻ, không nên bỏ lơ đi sẽ khiến trẻ không còn hứng thú hỏi nữa.
Người Nhật còn có một câu nói nối tiếng là ‘’khi con 1 tuổi thì mẹ 1 tuổi’’. Vì vậy khi dạy và chơi cùng trẻ, mẹ hãy đứng trên suy nghĩ và nhận thức của trẻ và khuyến khích mọi đam mê của trẻ. Bên cạnh việc học văn hóa cũng cần kết hợp học năng khiếu, rèn luyện thể thao và các trò chơi kích thích sự sáng tạo.
Khen ngợi trẻ khi cần thiết
Trẻ con rất thích được khen ngợi, khi bé có hành động tốt, mẹ Nhật không bao giờ ngại ngần nói lời khen với trẻ. Điều này khiến trẻ hứng khởi và cố gắng hơn cho những công việc lần sau. Còn khi trẻ làm sai cần phân tích cho trẻ như thế nào là đúng và có những biện pháp thích hợp để trẻ ghi nhớ không mắc phải lần sau.
Mẹ cũng không nên so sánh con với những người khác hoặc với anh/em trong nhà. Điều này dễ dẫn tới sự mặc cảm, tự ti của trẻ thậm trí khiến trẻ bị ám ảnh, tổn thương về tình cảm gia đình.
Dạy con là cả một quá trình lâu dài. Để dạy con thành công, thì không thể nào thiếu sự yêu thương, lòng kiên nhẫn, thường xuyên chuyện trò và đưa ra lời khen thích hợp khi cần thiết các mẹ nhé.