Dinh dưỡng không chỉ quyết định đến sự tăng trưởng mà nó còn tạo ra sức đề kháng tốt cho sau cho bé. Dưới đây là những sai lầm nghiêm trọng của mẹ về chất dinh dưỡng khiến bé ngày càng còi cọc, gầy gò..
Xem thêm:
- Mẹ học cách “huấn luyện” cho bé tập bò hiệu quả
- Học ngay 16 quy tắc nuôi dạy con đáng nể của mẹ Nhật
Ăn hoa quả và uống sữa cùng lúc
Trong các sản phẩm được chế biến từ sữa có một số chất gây mẫn cảm khi sử dụng chung với hoa quả nên khi ăn hai thứ này cùng lúc, trẻ có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm, có thể dẫn đến tiêu chảy cấp tính hay viêm đường ruột. Vì thế, mẹ nên cho trẻ ăn hoa quả, uống sữa cách nhau từ 2 – 3 tiếng.
Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng bông cải xanh
Bông cải xanh là loại rau dễ gây ra chứng đầy hơi, nhất là đối với trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện hệ tiêu hóa. Nếu cho trẻ ăn cải xanh sẽ khiến trẻ bị đau bụng, đầy hơi và rối loạn tiêu hóa. Vì thế khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, mẹ cần tìm hiểu xem những loại rau nào an toàn với trẻ và tránh những loại rau gây hại tới sức khỏe của trẻ.
Ăn dặm quá sớm
Bé dưới 4 tháng tuổi, men tiêu hóa vẫn chưa hoàn thiện nên khó hấp thu các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Cho bé ăn dặm quá sớm sẽ khiến hệ tiêu hóa của bé làm việc quá sức, dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa. Thời điểm tốt nhất nên bắt đầu cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi.
Không cho dầu ăn khi chế biến
Mỗi ngày bé cần khoảng 31g chất béo (bé 6-12 tháng tuổi) và 50g chất béo (bé 1-6 tuổi). Nó giúp bé hình thành các mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt và cung cấp lượng chất béo cần thiết cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng. Tốt nhất nên cho bé bổ sung chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá có chứa hàm lượng Omega 3 tăng sức đề kháng và rất tốt cho sức khỏe của bé.
Ăn quá nhiều đạm
Nhiều người thường nghĩ rằng cho bé ăn nhiều đạm từ cá, thịt sẽ giúp cho sự phát triển của bé. Thực tế, nhiều đạm sẽ khiến bé bị “bội thực”, hệ tiêu hóa gặp khó khăn làm cho bé dễ bị rối loạn tiêu. Mẹ nên nhớ “cái gì nhiều quá cũng không tốt” nên chỉ cho trẻ ăn đúng lượng đối với độ tuổi của trẻ.
Nghiền nhuyễn mọi thức ăn
6 tháng tuổi bé mới bắt đầu mọc răng, mẹ sợ răng bé yếu không nhai được nên thường nghiền mọi thứ khi nấu thức ăn cho bé. Điều này làm bé không tập nhai được. Đồng thời, việc nuốt thức ăn còn khiến bé cảm nhận mùi vị kém. Bé không có nhiều hứng thú trong việc ăn uống nên dễ chán ăn, kén ăn.
Chỉ cho bé ăn nước hầm
Hầm thịt, xương, rau nấu cháo cho bé là một cách rất tốt để món ăn đậm vị. Nhưng nhiều mẹ thường mắc sai lầm khi chỉ cho bé ăn phần nước mà không ăn phần cái. Thực tế thì lượng đạm, lượng chất xơ chủ yếu vẫn còn ở phần cái. Nếu mẹ cho ăn mỗi phần nước, bé sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến còi cọc.
Không cho bé ăn quá nhiều chất đạm có trong thịt, cá
Dùng quá nhiều cà rốt
Cà rốt chứa rất nhiều thành phần tốt cho bé, tuy nhiên ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, dễ mắc bệnh vàng da. Hơn nữa ăn nhiều quá một loại thức ăn làm cho bé cảm thấy chán ăn và biếng ăn hơn. Mỗi ngày mẹ chỉ nên bổ sung dưới 5mg cà rốt, như vậy rất tốt cho việc ức chế các tế bào gây ung thư.
Ăn nhiều các thực phẩm chế biến sẵn
Nhiều mẹ quá bận rộn nên thường mua đồ chế biến sẵn như cháo dinh dưỡng về cho bé. Những sản phẩm này không chứa đầy đủ lượng chất cần thiết cho trẻ. Điều này làm cơ thể trẻ phát triển kém, còi cọc, suy dinh dưỡng.
Nấu trước một nồi lớn để cả ngày
Mẹ hay tiện nấu một nồi cháo từ sáng để trưa và chiều cho con ăn một thể. Tuy nhiên, thức ăn để lâu, lượng chất đã bị hao hụt, không còn đủ như khi vừa nấu. Mặt khác cho trẻ ăn cả ngày một món giống nhau sẽ khiến trẻ chán ăn.