Tỷ phú Warren Buffett, cổ đông lớn nhất, kiêm Chủ tịch Tập đoàn Berkshire Hathaway cho rằng, nếu muốn dạy con về tài chính, bản thân cha mẹ cũng phải cố gắng rất nhiều trong việc học hỏi và đồng hành cùng con. Và chính việc dạy trẻ sớm làm quen và quản lý tiền bạc là những viên gạch nền cho sự thành công khi trưởng thành của chúng.
Bắt đầu từ việc cho con được lựa chọn khi đi mua hàng cùng gia đình
Đơn giả là nói với trẻ về số tiền sẽ chi trong một chuyến mua hàng (ví dụ, 1 triệu) và cho trẻ quyền chọn lựa các món đồ sao cho không vượt quá ‘định mức’. Qua cách này, trẻ sẽ dần học được cách ‘cân đối’ các khoản chi và tính toán hợp lý cho những nhu cầu cần thiết của mình, của gia đình…
Dạy trẻ làm quen và quản lý tài chính từ sớm là viên gạch nền cho sự thành công khi trưởng thành của chúng. (Ảnh minh họa).
Tăng tiền tiêu vặt nếu trẻ làm được việc tốt
Việc tốt ở đây không có nghĩa là phải giúp đỡ ai đó. Chỉ là mẹ nên cho con tiền tiêu vặt và khuyến khích tăng thu nhập bằng cách làm việc vặt trong nhà. Ví dụ: Hàng tháng mẹ sẽ cho con 50 nghìn tiền tiêu vặt và nếu con muốn có thêm tiền vào khoản tiền đó thì phải hoàn thành một trong số cách công việc mẹ đưa ra như: rửa bát, quét nhà, trông em…
Lưu ý: Mỗi công việc đều cần có mô tả rõ ràng những điều phải làm và kết quả cần đạt được, thời gian cần thiết để hoàn thành công việc đó. giúp đỡ con có thói quen lao động và kỹ năng làm việc qua việc ghi chép hàng tuần hàng tháng.
Mở ‘ngân hàng lợn đất’
Khi bắt đầu dạy trẻ về tiền, đừng quên thiết lập một nguyên tắc cơ bản. Ví dụ: Với mỗi 10 nghìn kiếm được (có thể là được bố mẹ, ông bà, cô dì, chú bác cho hoặc tiết kiệm từ tiền ăn sáng)… con cần bỏ ra ít nhất 1-3 nghìn bỏ vào lợn đất. Hãy cùng con mở 2-3 ‘ngân hàng lợn đất’ và đặt tên cụ thể. Như lợn đất màu xanh là tiền tiết kiệm mua đồ chơi, lợn đất màu vàng là tiền tiết kiệm mua quần áo… Khi làm việc này, hãy giải thích với con rằng tiết kiệm là việc cố gắng để làm một điều gì đó có ý nghĩa, đồng thời, qua đây con cũng học được cách quản lý ‘tài sản’ của chính mình.
Đồ cũ = Tiền mới
Khi con bạn lớn có những quần áo cũ, hoặc đồ chơi yêu thích ngày bé không còn được sử dụng nữa, hãy lên kế hoạch cùng bé bán lại những đồ cũ này. Hãy để trẻ hiểu được những đồ cũ có thể tận dụng được và bán chúng để lấy tiền tiết kiệm cũng là một cách thông minh để dạy con về tiền.
Mời bạn đọc thêm bài viết được quan tâm: Bé 8 tuổi ở Việt Nam… trở thành CEO Nuôi con đừng để trẻ…sướng quá |