Đau dạ dày ngày một gia tăng không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ em. Bệnh đau dạ dày có nhiều dấu hiệu tuy nhiên ở mức độ khác nhau thì người bệnh lại có những dấu hiệu khác nhau. Vậy đau dạ dày ở trẻ em có những dấu hiệu nào?
Trẻ đau dạ dày ngày càng gia tăng
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đau dạ dày là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuy nhiên sự thật là bệnh đau dạ dày ngày càng phổ biến hơn ở lứa tuổi nhỏ. Trẻ em với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện sẽ trở thành đối tượng dễ mắc bệnh đau dạ dày hơn ai hết.
Nguyên nhân khiến trẻ đau dạ dày cũng giống như ở người trưởng thành. Có thể là do vi khuẩn HP hay do chế độ ăn uống không hợp lý, bắt ép trẻ ăn dẫn đến việc trẻ sợ ăn, bỏ bữa dần dần dạ dày bị viêm loét mà không hay biết. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng trong học hành ở trẻ em cũng có thể gây ra chứng đau dạ dày.
Những dấu hiệu trẻ đau dạ dày mà cha mẹ cần lưu tâm
Trẻ nhỏ có sức đề kháng kém và cũng kén thuốc nên khi phát hiện trẻ bị đau dạ dày cần đưa đến bác sĩ để chữa trị chứ không nên dùng các phương pháp dân gian. Cho trẻ đi cấp cứu khi nhận thấy những dấu hiệu trẻ đau dạ dày sau đây:
Đau bụng
Đau bụng dưới, vùng xung quanh rốn là một trong những dấu hiệu trẻ đau dạ dày đầu tiên. Tuy nhiên, bậc phụ huynh lại thường nhầm lẫn dấu hiệu này với triệu chứng đau bụng thông thường hoặc lầm tưởng đau bụng do giun, lãi.
Nếu là đau dạ dày thì cơn đau thường xuất hiện vào các bữa ăn sáng, trưa, chiều. Kèm theo đó là cảm giác nóng rát thượng vị, các cơn đau kéo dài ở những trẻ lớn tầm trên 10 tuổi. Triệu chứng đau bụng rất dễ nhầm lẫn nên cha mẹ cần đưa trẻ đi xét nghiệm để chẩn đoán chính xác nhất.
Nôn
Trẻ đau dạ dày có thể có triệu chứng nôn ói sau hoặc trước mỗi bữa ăn. Tình trạng này kéo dài khiến trẻ sụt cân hoặc chậm tăng cân so với bình thường. Nếu nặng thì trong chất nôn có lẫn máu do xuất huyết bên trong dạ dày.
Thiếu máu
Thực chất đây là hậu quả của việc xuất huyết dạ dày ở trẻ. Nếu cha chủ quan với những triệu chứng ban đầu và bỏ qua dễ dàng sẽ khiến dạ dày biến chuyển từ đau sang viêm loét. Tình trạng này khá hiếm ở trẻ em nhưng không phải không có. Các vết viêm nặng, chảy máu nhiều khiến trẻ mất máu rồi dẫn đến việc thiếu máu rất nguy hiểm. Ngay khi có dấu hiệu này phải đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt.