Tác hại ‘ngã ngửa’ trẻ dưới 6 tháng uống nước lọc ngày nóng
4 tháng không lên cân
BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, trong chuyến đi thực địa gần đây, anh đã đến thăm gia đình bé Hà và rất ngạc nhiên khi mẹ bé cho biết, 4 – 5 tháng nay cháu không lên cân, thỉnh thoảng lại ho sốt, đặc biệt bé rối loạn tiêu hóa triền miên.
Việc mớm cho trẻ ăn tiềm ẩn lây truyền nhiều bệnh (ảnh minh họa)
“Mẹ cháu liên hồi khẳng định con được chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mặc dù ở quê, nhưng trẻ ở thành phố ăn gì, mẹ bé Hà cũng đặt mua cho con ăn bằng được. Từ thịt, cá, trứng đến rau xanh và hoa quả, thứ gì cũng đủ cả. Tuy nhiên, khi chúng tôi gặng hỏi chị chế biến cho con bằng cách nào, thì mẹ bé thẽ thọt cho biết: Vì cháu không ăn cháo nên tôi thường nhá cơm cùng các loại thức ăn thịt, cá, tôm cho con ăn”- BS Tiến kể lại.
Nghe đến đây, cả đoàn công tác đã biết vì sao bé Hà không tăng một lạng nào trong gần nửa năm trời. Nguyên nhân là do một số bậc phụ huynh vẫn quan niệm cho trẻ ăn cơm nhá cùng thức ăn khiến trẻ dễ tiêu hoá hơn, vì nó đã được nghiền nát và có men tiêu hoá của người nhai có trong nước bọt.
“Đây là việc làm hết sức sai lầm. Bởi thói quen cho trẻ ăn cơm mớm này chắc chắn không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai vô hình dung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp”- BS Tiến cảnh báo.
Theo đó, trẻ sẽ rất dễ bị lây một số bệnh qua con đường này. Đầu tiên phải kể đến là bệnh lỵ amip. Bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amip ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai, người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ.
“Trẻ cũng rất dễ lây bệnh viêm gan (lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng). Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống. Đồng thời, trẻ cũng dễ mắc bệnh màng não cầu – là một loại song cầu khuẩn khu trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh”- BS Tiến cảnh báo.
Người lớn cũng … thích ăn mớm
Bs. Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, ăn mớm hay nhai mớm là cách ăn mà người ăn được người khác nhai hộ. Hiện, cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn xẩy ra ở nhiều nơi, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi. Thậm chí tình trạng này không chỉ xảy ra đối với trẻ mà xuất hiện ở cả thành niên và người cao tuổi.
“Với trẻ ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường xẩy ra với các gia đình mẹ đi làm, trẻ nhỏ ở nhà với ông bà và bà là người nhai cơm cho trẻ ăn. Hiện nay, nói đến cách ăn này có lẽ nhiều người cảm thấy lạ lùng và ngỡ ngàng, nhưng điều đó vẫn xẩy ra ở một số vùng nông thôn, vùng núi” – BS Tiến cho biết.
Nếu như trẻ ăn cơm nhá thì ở lứa tuổi thanh niên, BS Tiến cho biết vẫn xẩy ra hiện tượng giống như ăn nhai, ăn mớm một cách… tự nguyện. Hành động đó, thường xẩy ra với những đôi nam, nữ đang có tình cảm thân thiết với nhau, đang khẳng định họ có thể chung sống và sống chết cùng nhau. Việc làm này cũng không tốt cho sức khoẻ.
Hoặc với người cao tuổi nghiện ăn trầu cau, nhưng răng đã yếu và rụng, không thể nhai được, một số người trẻ hơn có răng tốt, chắc và khoẻ đã nhai hộ cho đến khi trầu cau dập nát thì đưa cho người cao tuổi nhai tiếp. Thói quen này cũng thường xẩy ra ở những vùng nông thôn và không có lợi cho sức khoẻ.
BS Tiến khuyến cáo: không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hoá và hấp thu. Đối với người già, muốn ăn trầu nên có cối giã trầu riêng của mình, nếu vì tay yếu không thể nghiền trầu cau được thì có thể nhờ người khác giã hộ.
Khi giã trầu cau dập nát phù hợp với răng của người ăn trầu thì có lấy ra từ cối để ăn. Mỗi lần giã trầu xong phải rửa sạch cối để đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt, đối với các bạn thanh niên, không nên thể hiện “có thể sẵn sàng sống chết cùng nhau” bằng cách mớm cho nhau ăn phản khoa học như vậy.
Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi nuôi con nhỏ tại Hội các mẹ yêu con nhé! |