Từ những ngày đầu tiên, khi chứng kiến những ca nhập viên vì tai nạn, có người đã vì quá hoảng sợ mà ngất đi trong phòng phẫu thuật.
Ám ảnh từ những ngày đầu là sinh viên ngành Y
Sinh viên Y nào cũng phải trải qua lịch trình vô cùng dày đặc với việc học lý thuyết, thực hành và đi trực. Có thấy những năm tháng học ở Đại học, Cao đẳng Y Dược là quãng thời gian mà họ phải rèn luyện “cực khổ” để có được thành quả ngọt sau khi tốt nghiệp.
Ngay từ những ngày đầu tiên đi thực tế lâm sàng tại bệnh viện, chứng kiến hàng trăm ca nhập viện mỗi ngày với những nguyên nhân, mức độ nặng nhẹ khác nhau, không ít người vì quá ghê sợ vì máu me và vô số thứ mùi mà ngất đi trong phòng phẫu thuật. Bản thân sinh viên ngành Y như những Điều dưỡng viên, Y sĩ đa khoa,… phải tự mình vượt qua nỗi sợ hãi khi tiếp xúc với các hình ảnh như một người bị vỡ hộp sọ hay khuôn mặt nát đi 1 nửa vì tai nạn, bởi chính họ là những người sẽ giúp đỡ các bệnh nhân ấy.
Không phải ai cũng có thể chiến thắng trong thử thách khó khăn này, có sinh viên thì ngất xỉu, có người vì không chịu được mà từ bỏ con đường học tập sớm. Thế nhưng, nghề nghiệp nào cũng mang những khó khăn đặc thù riêng, bạn không thể vì sợ hãi mà sẵn sàng quay lưng với con đường mình đã từng háo hức chờ đợi được trải nghiệm.
Bạn Vân, sinh viên năm cuối của ngành Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP.HCM chia sẻ rằng những ngày đầu đi trực, gặp những ca bệnh “ghê rợn” thật sự mệt nhoài. Nhưng từ khi còn là sinh viên năm nhất, bạn đã được truyền cảm hứng và tình yêu nghề nghiệp từ những giảng viên của Cao đẳng Y Dược Pasteur, vì thế, bạn luôn xem đây chính là cơ hội để bạn tích lũy các kinh nghiệm quý giá, làm nền tảng vững chắc để phát triển nghề nghiệp tương lai. “Là sinh viên Y mà lại không được tiếp xúc với những ca bệnh nặng, ca bệnh khó từ sớm thì không thể làm tốt công việc sau này. Với Điều dưỡng viên, những lần trải nghiệm thực tế như vậy chính là thử thách nhưng đồng thời cũng là cơ hội để bạn rèn giũa bản thân nghiêm khắc hơn, có vậy mới mong có được tương lai mong muốn”.
Tuy nhiên, thử thách đó chưa phải là tất cả những gì to tát mà sinh viên ngành Y phải trải qua. Bên cạnh việc phải lo lắng cho bệnh tình của bệnh nhân, những Bác sĩ, Y tá còn phải đối mặt với nhiều tình huống khác, chẳng hạn như người bệnh la hét chửi mắng, người nhà nóng nảy xông vào đánh Y Bác sĩ. Chính vì thế, ngoài việc trau dồi những kỹ năng chuyên môn, họ cần có sự đào tạo vững chắc về các kỹ năng mềm khác mới có thể ứng xử được các vấn đề không mong muốn ở nơi làm việc.
Và những tâm sự thầm kín đằng sau giờ làm việc
Một ngày trực, đôi khi sinh viên Y có thể chứng kiến nhiều hơn 5 cái chết với nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau đớn nhất là tài năng của bản thân người làm công tác chữa bệnh cứu người không thể cứu sống người bệnh. Nhưng đó cũng là tình huống bất đắc dĩ mà mọi có gắng của con người đều không thể có được mọi kết quả tốt đẹp. Khi gặp những điều ấy, nhiều bạn sinh viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM nói rằng họ đã không khỏi choáng váng.
Có lẽ chỉ có người làm trong nhóm ngành Y Dược mới thấm thía được tười gian làm việc kéo dài 24 tiếng, tiếp xúc với hàng trăm, hàng ngàn lượt bệnh nhân để giải quyết các tình huống khác nhau. Trung bình, một bác sĩ ngoại khoa phải làm việc từ 7h30 sáng đến 22-23h và chỉ đứng để mổ cho bệnh nhân, vì thế nếu không có một sức khỏe tốt, họ sẽ không thể hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, nếu không có niềm đam mê nghề nghiệp thì họ cũng không thể vượt qua những cơn stress cực lớn khi chứng kiến bệnh nhân chết ngay trên bàn mổ khiến họ bị suy sụp và áp lực.
Nói về thời gian đi thực tập ở Bệnh viện quận 12 vào năm cuối, học viên hệ Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng của trường Cao đẳng Y Dược TPHCM đã chia sẻ chân thành: “Để trở thành một Điều dưỡng giỏi, yêu nghề, thật sự từng ngày, chúng tôi phải luôn cố gắng trau dồi bản thân để vượt qua những cám dỗ nghề nghiệp. Nghề Y muôn vàn vất vả nhưng cũng không ít niềm vui, quan trọng là bạn đã lựa chọn con đường nào thì hãy quyết tâm tới cùng mà không nên từ bỏ dễ dàng.”.