Bệnh loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất ở Việt Nam. Sau đây hãy tìm hiểu về cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng để có những biệt pháp phòng tránh hợp lý.
Cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng hình thành khi các yếu tố tấn công vượt quá sức chịu đựng của các yếu tố bảo vệ thành dạ dày. Đầu tiên, lớp niêm mạc dạ dày bắt đầu bị ăn mòn, các tổn thương sẽ dần phát triển từ viêm nông rồi theo thời gian sẽ thành viêm loét.
Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ khiến bệnh trở nặng đó là thủng dạ dày. Các triệu chứng ban đầu là đau sau ăn, ợ hơi, nôn và buồn nôn,…Các yếu tố tấn công dạ dày trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng
– Pepsin và axit HCl: Quá trình viêm loét dạ dày được bắt nguồn từ tăng tiết axit HCl – chất có tính ăn mòn cao, làm chết tế bào , đồng thời Pepsin phóng thích các tiểu đơn vị glycoprotein làm tiêu huỷ chất nhầy tạo điều kiện cho sự phân tán và đi vào niêm mạc dạ dày của ion H+ gây các vết loét. Các vết loét càng lan rộng và sâu khi sự tiết axit càng nhiều.
– Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Loại vi khuẩn này tiết ra các chất nhằm phá huỷ lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày và amoniac, men urease gây tổn thương niêm mạc và hình thành vết loét dạ dày tá tràng
– Một số loại thuốc nếu sử dụng nhiều cũng khiến rối loạn lới chất nhầy như aspirin, corticoid, salyxylat,…
– Những người có nhóm máu O có sự ưu tiên kết hợp với vi khuẩn HP
Các yếu tố bảo vệ trong cơ chế bệnh sinh của loét dạ dày tá tràng
– Lớp chất nhầy phủ trên niêm mạc của dạ dày: Có 2 loại chất nhày là loại hoà tan trong dịch vị và loại không hoà tan trong dịch vị. Chất nhầy có tác dụng bảo vệ như sau:
+ Chất nhầy không thấm nước và protein, bao phủ lên toàn bộ bề mặt dạ dày nên chống lại sự phân giải của axit và enzym tiêu hoá.
+ Trung hoà một phần pepsyn và dịch vị
+ Kết hợp với HCO3 tạo một lớp màng dai bảo vệ toàn bộ dạ dày và tá tràng.
– HCO3: Hình thành từ các tế bào tiểu mô bề mặt có tác dụng trung hoà axit và cần bằng độ PH là 7.
– Tế bào biểu mô bề mặt: Liên kết chặt chẽ không cho H+ và pepsyn đi vào lớp niêm mạc phía trong.
– Lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày: lượng máu dồi dào giúp cung cấp oxy và bicarbonat tăng khả năng tái tạo tế bào, giúp da dạy luôn khoẻ mạnh.