Gần đây trên mạng xã hội, nhiều bà mẹ đang truyền tay nhau đoạn clip hướng dẫn cách dùng xi lanh rửa mũi cho trẻ nhỏ được một người mẹ thực hiện rồi đăng trên mạng. Trong đoạn clip dài 48 giây, người mẹ này một tay bế con, tay kia sử dụng một ống xi lanh loại 10ml, đầu ồng tiêm đã được “chế” để gắn thêm phần đầu lọ nước muối sinh lý mà theo nhiều người giải thích là giúp “hạn chế gây tổn thương niêm mạc mũi của bé” rồi thực hiện động tác rửa mũi. Khi người mẹ trong đoạn clip dùng xi lanh xịt mạnh nước muối vào lỗ mũi phải của bé gái thì ở phía bên trái, nước muối sinh lý đi kèm dịch nhầy, đờm dãi tắc trong khoang mũi ào ra rất nhiều. Động tác này được thực hiện lặp đi lặp lại khá nhiều lần.
Sau khi được nhiều đăng tải trên một trang fanpage giải trí cộng đồng, đoạn clip nhanh chóng thu hút gần 5 triệu lượt xem và 87 nghìn lượt chia sẻ. Nhiều ý kiến trong đoạn clip này cho biết đây là cách rửa mũi hoàn toàn đúng vì tuy nhìn nó hơi mạnh tay nhưng rất hiệu quả, thậm chí có ý kiến cho rằng “khi học y cũng được dạy như vậy”. Nhờ những bình luận này, số lượng các bà mẹ tin và thực hiện theo phương pháp này tăng vọt.
Sau khi được nhiều đăng tải trên một trang fanpage giải trí cộng đồng, đoạn clip nhanh chóng thu hút gần 5 triệu lượt xem và 87 nghìn lượt chia sẻ. (ảnh chụp màn hình)
Nhiều ý kiến trong đoạn clip này cho biết đây là cách rửa mũi hoàn toàn đúng vì tuy nhìn nó hơi mạnh tay nhưng rất hiệu quả, thậm chí có ý kiến cho rằng “khi học y cũng được dạy như vậy”. Nhờ những bình luận này, số lượng các bà mẹ tin và thực hiện theo phương pháp này tăng vọt. (ảnh chụp màn hình)
Tuy nhiên cũng có nhiều bà mẹ phản ánh việc đã thử phương pháp này nhưng không thành công (ảnh chụp màn hình)
Ý kiến khác của một người dùng facebook (ảnh chụp màn hình)
Khi được hỏi về việc liệu cách rửa mũi cho trẻ như vậy có phù hợp, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TpHCM cho biết “Việc rửa mũi trẻ như trong đoạn clip là không nên bởi dễ gây sặc và sang chấn tâm lý cho trẻ nhỏ”. Đồng thời, trước nhiều bình luận của cư dân mạng cho rằng “khi học Y cũng được hướng dẫn làm như vậy”, bác sĩ Khanh thừa nhận, thủ thuật này là cách thực hiện động tác lấy đờm đông ở phế quản. Tuy nhiên “Việc này chỉ được thực hiện với thao tác chuyên nghiệp và dụng cụ phải hấp tiệt trùng”.
Fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng – một trang “phòng mạch facebook” được bác sĩ Trương Hữu Khanh lập ra với hơn 72 nghìn người theo dõi, mới đây cũng đăng tải chi tiết những giải đáp của bác sĩ Khanh về vấn đề này.
Theo đó, bác sĩ Khanh liệt kê 4 lý do để không nên tự thực hiện việc hút mũi, bơm rửa cho trẻ bao gồm:
– Áp lực không thể chính xác, nếu mạnh quá gây tổn thương niêm mạc
– Phản xạ nuốt của bé còn yếu bơm nhanh có thể làm bé sặc vào phổi
– Dụng cụ không thể vô trùng, ống bơm rửa không thể sạch bằng các cách rửa thông thường. Tại bệnh viện muốn hút đàm từ mũi là phải dùng dụng cụ vô trùng
– Các động tác thô bạo có thể làm bé sang chấn tâm lý.
Những dòng tư vấn của bác sĩ Trương Hữu Khanh trên trang Hỏi bác sĩ nhi đồng (ảnh chụp màn hình)
Để gợi ý các bậc phụ huynh cách chăm sóc trẻ tại nhà khi bị sổ mũi, bác sĩ Khanh khuyên cha mẹ nên thực hiện “Nhỏ mũi, làm bấc sâu kèn, bôi dầu lòng bàn chân, coi lại phòng có hầm (nóng, bí – PV) hay có lạnh không. Nếu nghẹt nhiều nhỏ 2-3 giọt làm bấc sâu kèn lấy ra xong nhỏ lại 1 giọt.”, đồng thời với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, nên cho bé bú đủ.
Thủ thuật làm bấc sâu kèn được bác sĩ Khanh hướng dẫn như sau: Lấy khăn giấy, loại giấy không dễ bở, cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu nhỏ cỡ nào tùy mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra. Đây là cách tốt nhất để lấy nước mũi ra khi trẻ chưa biết tự xì mũi. Ngoài ra, cha mẹ có thể học cách dạy con xì mũi cực đơn giản và hiệu quả tại đây