Cuồng ăn cũng có liên quan tới những thực phẩm không dinh dưỡng, dẫn tới nhiều bệnh mạn tính.
Cuộc sống bận rộn, căng thẳng hiện nay khiến chúng ta thường khó duy trì một chế độ ăn lành mạnh. Nhiều người bị rối loạn ăn uống đã để lại hậu quả cả về thể chất và tinh thần.
Có 3 loại rối loạn ăn uống:
– Cuồng ăn: ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết;
– Chán ăn: ăn quá ít;
– Ăn vô độ: ăn uống thất thường, khi nhiều khi ít.
Dưới đây là những biểu hiện của chứng cuồng ăn và giải pháp đối phó với chứng bệnh này.
Các biểu hiện của chứng cuồng ăn:
Ăn lượng thực phẩm với tổng số calo cần cho khoảng 3-5 ngày. Ăn nhiều hơn một người bình thường. Ăn nhiều hơn cần thiết trong điều kiện bình thường. Cứ 2 giờ ăn 1 lần. Ăn không kiểm soát số lượng.Rối loạn ăn uống (cuồng ăn) là một chu kỳ luẩn quẩn khi người bệnh bị thừa cân và xa lánh xã hội. Điều đó sẽ gây ra những căng thẳng về thể chất và tâm lý. Và những căng thẳng này lại sẽ dẫn tới cuồng ăn. Điều quan trọng là nên biết đôi khi rối loạn ăn uống có thể là triệu chứng của trầm cảm/lo âu. Để điều trị thành công lâu dài, cần điều trị từ nguyên nhân chứ không chỉ điều trị triệu chứng.
Hơn nữa, cuồng ăn cũng có liên quan tới những thực phẩm không dinh dưỡng, dẫn tới nhiều bệnh mạn tính. Ăn quá nhiều đường và tinh bột có thể gây rối loạn hormon ảnh hưởng tới chuyển hóa, khiến người bệnh ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh như kẹo, bánh quy, bánh ngọt, kem và bánh mì. Điều quan trọng là không sử dụng thực phẩm như một liều thuốc giảm căng thẳng.
Giải pháp cho chứng cuồng ăn:
Chia thành các bữa nhỏ và thường xuyên, gồm nhiều ngũ cốc, trái cây và rau củ. Tránh để nhiều thức ăn trên đĩa. Đánh giá thực phẩm về độ ngon miệng. Dùng bữa sáng nhiều protein trước khi làm công việc thường ngày. Giảm hấp thu caffeine và đồ uống có ga. Không thay thế các bữa chính bằng bữa ăn nhẹ. Kết hợp với tập luyện thường xuyên, đi dạo, tập yoga và tập thiền.
Chứng cuồng ăn cần được điều trị vì nó có thể gây ra những vấn đề sức khỏe không thể đảo ngược được.