Mẹ cả ngày bận rộn với công việc văn phòng tối về cơm nước cho gia đình, khiến thời gian vui chơi, kể chuyện với con bị giảm xuống tối thiểu. Dưới đây là một số cách giúp các bậc bố mẹ giao tiếp với bé thành công hơn và gắn chặt thêm sợi dây tình cảm với con.
– Hy sinh một phần thời gian trong thời khóa biểu bận rộn của bạn để chơi với con. Thường các bé rất muốn được bố mẹ quan tâm nên sẽ làm những việc gây chú ý cho bạn như giả vờ ngã hay giả vờ hỏi một câu gì đó. Khi đó, bố mẹ hãy quan tâm đến con, chơi với con những trò chơi mà trẻ yêu cầu và khi chơi, bố mẹ nhớ hãy tập trung 100% vào bé.
Xem thêm:
- 7 loại rau quả bổ não cho bé chào năm học mới
- Học mẹ Tây cách trị ho cho con bằng nguyên liệu nhà bếp
– Bố mẹ hãy nói cho con nghe về những điều có sẵn có trong trí nhớ của bé, chẳng hạn như về thức ăn mà hôm qua bé ăn, bạn hỏi bé xem có thích không, đồ chơi mà bạn mua cho bé chơi như thế nào, có vui không hay các bộ phim hoạt hình, những trò chơi mà bé thích.
– Khi bé bộc lộ cảm xúc của mình về một vấn đề gì đó, bạn hãy thừa nhận nó qua lời nói. Nhiều bậc cha mẹ hay phạm phải sai lầm là vội vàng đưa ra nhận xét hoặc lời an ủi lúc nghe con cái nói. Ví dụ như khi bé thổ lộ: “Con ghét mái tóc của mình quá”, các phụ huynh vội vàng trả lời: “Con có một mái tóc rất đẹp mà”. Và như vậy, bé sẽ cảm thấy cô đơn với các vấn đề nghiêm trọng trong tương lai vì bố mẹ không giúp con nhìn ra vấn đề mà chỉ an ủi con. Thay vào đó, các bạn có thể hỏi “Tại sao con lại nghĩ như vậy?”. Và khi bé nói nguyên nhân bạn hãy điều chỉnh lại suy nghĩ của bé hoặc giúp bé thay đổi một kiểu tóc khác. Biết đâu bé sẽ không còn cảm thấy điều đó nữa.
Giao tiếp với bé giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ và cảm thấy hạnh phúc
– Dạy con chờ đợi khi muốn nói với bạn điều gì đó trong khi bạn đang bận làm một việc quan trọng nào đó. Bạn hãy dạy bé chạm nhẹ vào tay bạn và yên lặng chờ đợi mẹ trả lời. Những bé hay xen ngang câu chuyện của người khác thường sẽ khó kiềm chế những cơn bốc đồng của mình và có thể phá vỡ cuộc nói chuyện của người lớn.
– Khi chơi với con, bạn hãy hòa vào không gian của con, cùng quỳ, ngồi hay thậm chí nằm xuống sàn cùng với bé. Điều đó giúp bé sẽ cảm thấy gần gũi với mẹ hơn và bạn sẽ hiểu con hơn.
– Chơi là ngôn ngữ của bé. Đối với trẻ con được đùa nghịch, quậy phá là niềm vui lớn nhất. Khi chơi với con, bố mẹ hãy cùng đùa nghịch với con, cùng chơi đồ chơi của con. Ví dụ khi bé đang vẽ tranh, bạn hãy cùng vẽ một bức tranh hoặc vẽ chung với con. Như vậy sẽ làm bé thích thú hơn vì có bạn đồng hành.
– Kể cho bé nghe một câu chuyện ngắn. Đó có thể là câu chuyện về thời thơ ấu của bố mẹ hoặc là một câu chuyện ngụ ngôn, quà tặng cuộc sống. Qua câu chuyên đó, bạn hãy nêu ra ý nghĩa, bài học cho con. Bé sẽ rất thích thú với những bài học mới mẹ này đấy. Kế chuyện là cách tạo dựng nên mối quan hệ thân thiết hơn với bé.
– Hầu hết các bậc phụ huynh đều sẽ cảm thấy khó khăn trong việc giao tiếp với con vì bé khó có thể đề cập đến nhu cầu của mình với bố mẹ. Vì thế, kh thấy con muốn nói gì đó với bạn mà bạn thấy bé khó mở lời thì bạn hãy hỏi bé xem có phải bé muốn cái này hay cái kia. Từ đó, bé sẽ thấy như được mở lời và trình bày suy nghĩ của mình.
– Một bí quyết để bố mẹ trò chuyện với con một cách hiệu quả hơn đó là hãy đưa ra cho con các câu hỏi mở. Thay vì nói rõ các sự kiện, bạn hãy đưa ra những câu hỏi kích thích bé suy luận. Ví dụ, bạn có thể hỏi bé: “Con nghĩ thế nào nếu chúng ta tưới nước cho cái cây này mỗi ngày?” thay vì bảo bé phải làm gì. Câu hỏi mở thường giúp cho bé nhớ câu trả lời hơn và không tạo áp lực cho bé về những việc phải làm. Sau này, bé sẽ chủ động hơn trong mọi việc sau này.
Những trò chơi, những câu chuyện nhỏ mà bạn cùng chơi, cùng kể cho con nghe sẽ mãi đọng lại trong ký ức của bé. Bé sẽ cảm thấy tình yêu thương của gia đình và hình thành nên nhân cách tốt sau này.