2 tuần gần đây, đâu đâu cũng nghe về bệnh sởi. Trên báo mạng, báo giấy rồi các diễn đàn những câu chuyện tử vong đau lòng của trẻ nhi bị sởi liên tục được truyền tai nhau. Tại sao năm nay, số lượng trẻ chết vì mắc sởi lại nhiều như thế?
Biến chứng đáng sợ của sởi
Viêm phổi: là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong ở trẻ nhỏ mắc sởi. Hiện tại, đã có nhiều trẻ viêm phổi nặng phải thở máy, một số xuất hiện biểu hiện nặng là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và tử vong.
Viêm tai giữa: Khoảng 1/10 bệnh nhi sởi sẽ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) và có thể gây điếc vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Viêm loét giác mạc: Thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em Châu Phi.
Tiêu chảy: Đây là bệnh thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virut thông thường.
Một em bé tử vong do mắc sởi và có biến chứng nặng (Ảnh minh họa).
Viêm não: Là biến chứng nguy hiểm ít gặp nhưng gây tử vong và di chứng cao. Cứ khoảng 1000 trẻ bị sởi thì có khoảng 1 – 2 trẻ bị biến chứng viêm não và tử vong. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót.
Viêm não xơ hóa bán cấp: biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh này xuất hiện sau khi trẻ bị sởi từ 7 – 10 năm, điều này cho thấy virus sởi có thể sống tiềm tàng trong cơ thể bệnh nhân nhiều năm. Biểu hiện của bệnh là rối loạn vận động, co giật, sa sút trí tuệ và thường tử cong sau 1 – 2 năm phát hiện bệnh.
Lưu ý: Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu bị bệnh ở trẻ, kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Cách phân biệt sởi với một số bệnh
Bệnh sởi thường hay bị nhầm lẫn với ban nhiệt, sốt tinh hồng nhiệt… vì vậy, để chẩn bệnh đúng cho trẻ, phụ huynh cần biết:
– Ban do siêu vi khác: ban không xuất hiện toàn thân, không kèm ho, sổ mũi hay đỏ mắt. Ban xuất hiện nhanh và biến mất nhanh.
– Ban nhiệt (nhân gian còn gọi rôm sảy): xuất hiện ở các vùng nếp gấp, ban có kèm mụn mủ.
– Sốt tinh hồng nhiệt (Scarlatine): ban thường đỏ bầm toàn thân; khi ban bay gây tróc vẩy, tróc da nhất là ở đầu ngón tay.
– Ban dị ứng: nổi đột ngột khi tiếp xúc với dị nguyên (thuốc, tôm, cá….) thường nổi mẩn ngứa toàn thân, không có biểu hiện viêm long.
– Ban trong bệnh Kawasaki: bệnh nhi sẽ sốt cao, có hạch cổ, họng đỏ, phù lòng bàn tay – bàn chân, bong da lòng bàn tay – bàn chân trong giai đoạn cuối, siêu âm tim có thể thấy dấu dãn mạch vành, tiểu cầu máu tăng.
Kiêng kỵ khi trẻ bị sởi
Theo Lương y Đặng Đình Nhân chia sẻ: bệnh sởi nhất thiết phải kiêng kỵ, khi sởi mới mọc chỉ cần giải tán, phát tiết hết khí độc ra ngoài thì sẽ không có biến chứng gì nguy hiểm.
– Kiêng ăn những chất tanh, sống, lạnh, cay, gió lạnh. Bởi nếu không kiêng những thứ này sẽ làm cho da bít lấp lại, độc khí sẽ chạy vào trong.
– Không dùng thuốc hạ sốt bừa bãi, dùng phải đúng thời điểm. Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol khi nhiệt độ trẻ trên 38,5oC. Với bệnh sởi thì lúc sốt đó mới có điều kiện phát độc, phát sởi ra ngoài.
– Cho trẻ ăn chế độ bồi dưỡng, nên chia nhỏ khẩu phần ăn để dễ tiêu hóa và đủ lượng đủ chất. Nên cho trẻ tiếp tục bú mẹ nếu trẻ còn bú.
– Nên cho trẻ ở nơi thoáng mát, khô ráo. Tắm rửa, vệ sinh thân thể (răng, miệng, hậu môn, sinh dục) hàng ngày để phòng ngừa bội nhiễm.
Mời độc giả đọc thêm bài viết về dịch Sởi được quan tâm: ‘Bó tay’: Cho con uống tiết lươn phòng sởi (!?) Sự thật việc tắm hạt mùi phòng sởi Lòng mẹ nặng trĩu chăm con nơi ‘tâm sởi’ |