Bé bị tiêu chảy nêu để tình trạng kéo dài bé sẽ bị mất nước, thiếu muối và có thể tử vọng chính vì vậy đây là căn bệnh được cho là rất nguy hiểm, các mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị để bé có thể phát triển toàn tốt nhất.
1. Nắm rõ biểu hiện bệnh tiêu chảy ở trẻ
Việc theo dõi trẻ bị tiêu chảy là điều rất cần thiết để giúp mẹ sớm nhận biết và kịp thời điều trị bệnh cho trẻ. Trẻ bị tiêu chảy thường có các dấu hiệu sau:
- Bé đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ ngày và kéo dài trên 2 ngày
- Phân có nhiều nước, có mùi, màu vàng hay xanh
- Bé có triệu chứng mất nước: miệng, lưỡi khô khốc, khóc không có nước mắt
- Bé biếng ăn, da xanh xao, bị sụt cân…
Nắm rõ biểu hiện bệnh tiêu chảy ở trẻ sẽ giúp mẹ sớm nhận biết và kịp thời điều trị bệnh cho bé một cách tốt nhất
2. Bù nước kịp thời
Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là bù nước, bù điện giải, tốt nhất là bằng dung dịch oresol. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch này với nhiều hương vị dễ uống rất thích hợp với trẻ 2 tuổi. Mẹ cần chú ý pha dung dịch đúng theo hướng dẫn, không nên pha loãng hay đặc quá vì nếu không sẽ càng gây rối loạn nước và điện giải, tình trạng tiêu chảy càng nặng hơn, trẻ có thể tử vong.
Sau khi pha, mẹ cho trẻ uống từng thìa một, không nên cho bé tu hoặc uống liên tục. Nếu bé bị nôn ra thì mẹ dừng lại 10 phút, sau đó cho uống lại với tốc độ chậm hơn. Ngoài việc cho trẻ dùng dung dịch oresol thì mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, nước trái cây không đường, nước cháo. Và nên nhớ chỉ cho trẻ uống thêm chứ không thay thế hoàn toàn oresol mẹ nhé!
3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy
Ngoài việc chú ý bù dịch thì cha mẹ cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Nhiều bà mẹ quan niệm sai lầm rằng trẻ bị tiêu chảy thì nên kiêng thịt, cá, chất tanh, đường, sữa… Việc này đã vô tình làm giảm sức chống đỡ bệnh tật của bé, tiêu chảy càng kéo dài và nguy cơ bị suy dinh dưỡng là rất cao.
Vì thế, mẹ cần đảm bảo cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất cho trẻ, cho bé ăn đầy đủ 4 nhóm chất và tăng cường bổ sung kẽm. Thức ăn của bé nên chế biến lỏng cho dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh,… và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ.
Tuy nhiên, do tình trạng trướng bụng nên không phải bé nào cũng ngoan ngoãn ăn. cha mẹ không cần quá lo lắng và tìm mọi cách ép ăn. Hiện tượng đầy hơi thường hết sau 1-2 ngày. Thay vào đó, mẹ hãy thử cho bé ăn từng chút một.
Trẻ bị tiêu chảy cần được bổ sung đầy đủ chất để hạn chế nguy cơ bị suy dinh dưỡng
4. Khi nào trẻ cần truyền dịch?
Nếu trẻ bị tiêu chảy, nôn trớ nhưng uống dung dịch oresol và vẫn ăn được, chơi bình thường thì không nhất thiết hải truyền dịch. Nếu bé đi ngoài, nôn nhiều, mệt mỏi, không ăn uống, không chơi, nằm li bì, có hiện tượng mất nước như mắt lõm, da nhăn nheo chi cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để được truyền dịch kịp thời.
5. Tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy
Khi bé bị tiêu chảy do virus, cha mẹ tuyệt đối không được cho con uống thuốc kháng sinh. Bệnh không khỏi mà bé còn có nguy cơ bị rối loạn đường tiêu hóa làm bệnh nặng hơn hoặc gây tình trạng tiêu chảy kéo dài. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần tránh cho trẻ uống thuốc cầm tiêu chảy vì thực chất chúng không có tác dụng tiêu diệt virus mà chỉ làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài. Do đó, trẻ vẫn tiếp tục bị tiêu chảy, còn phân thì không được bài tiết ra ngoài, ứ đọng lại trong ruột gây chướng bụng, thủng ruột, tắc ruột, thậm chí dẫn đến tử vong.
6. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Bố mẹ cần thực hiện tiêm phòng cho trẻ để phòng ngừa bệnh tiêu chảy một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước, ăn chín, uống sôi cho trẻ. Tạo cho bé thói quen rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế thấp nhất tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.