Quy tắc “sống còn” tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Khi chào đón đứa con mới ra đời, nhiều cặp vợ chồng không khỏi lúng túng và bối rối vì không biết phải chăm sóc bé thế nào cho đúng cách. Trẻ sơ sinh vốn mỏng manh và yếu ớt, đòi hỏi bố mẹ phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”. Dưới đây là 4 bộ phận trên cơ thể bé mà bố mẹ cần lưu ý chăm sóc cẩn thận:
Thóp
Thóp – còn gọi là “cửa đình đầu” – nơi khu vực sờ vào sẽ thấy rất mềm, phập phồng nhe ở phần đỉnh đầu của trẻ, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết.
Khi bé đi qua khe sinh của người mẹ để chui ra ngoài, thóp đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc bảo vệ não bộ của bé trước áp suất bên ngoài, tránh làm bé bị đau. Đến khi bé chào đời, thóp có tác dụng như cái đệm khi bé bị ngã và bảo vệ bé khỏi chấn thương não do các bé giai đoạn này rất dễ bị thương khi bắt đầu học lẫy, bò hay đứng.
Theo quan niệm dân gian, phần thóp trẻ sơ sinh mềm yếu nên cần được bảo vệ kĩ lưỡng, bé luôn cần đội mũ trong suốt những tuần đầu, kể cả vào ban đêm. Tuy nhiên, điều này là không cần thiết. Nếu thời tiết nóng bức, đội mũ cho bé cả ngày sẽ làm bé khó chịu, ngạt thở. Việc tắm gội thường xuyên cho bé cũng sẽ không ảnh hưởng đến thóp đầu, miễn là vệ sinh sạch sẽ, nhẹ nhàng, tránh thao tác quá mạnh.
Thời tiết nóng bức, không cần phải che thóp cho bé bằng việc đội mũ cả ngày vì điều này dễ làm bé ngạt thở, khó chịu. (Ảnh minh họa)
Cuống rốn
Đặc biệt là với bé mới sinh, chăm sóc rốn đúng cách là việc quan trọng. Cuống rốn là một vết thương hở nên nếu không được chăm sóc đúng cách thì sẽ rất dễ bị nhiễm trùng, đây là một tình trạng rất nguy hiểm vì có thể gây biến chứng nhiễm trùng máu cho trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Cần phải chăm sóc và theo dõi rốn cho trẻ sơ sinh hàng ngày và vệ sinh rốn theo qui trình sau:
– Rửa tay sạch bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
– Nhẹ nhàng tháo băng rốn và gạc rốn.
– Quan sát mặt cắt rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu không, rốn có mùi hôi không
– Lau rốn sạch bằng gòn và nước chín vô trùng, sau đó thấm khô vùng cuống rốn và chân rốn.
– Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
– Có thể để hở rốn hoặc chỉ cần che rốn bằng một lớp gạc mỏng vô trùng.
– Quấn tã vùng dưới rốn, tránh để phân, nước tiểu hay bất kỳ chất gì vấy bẩn lên vùng rốn.
Chú ý, không tự ý bôi bất cứ chất lạ gì lên rốn, rốn chỉ được làm sạch bằng nước vô trùng. Nếu không chắc chắn về kĩ năng chăm sóc rốn, các bà mẹ nên nhờ nhân viên y tế đến nhà hướng dẫn.
Bã nhờn da đầu
Bã nhờn da đầu, hay dân gian vẫn gọi là “cứt trâu”, tuy không gây nguy hại gì đến sức khỏe nhưng nó sẽ ảnh hưởng về thẩm mỹ và gây bất tiện cho việc tắm gội. Mẹ có thể mua những loại dung dịch làm mềm cứt trâu để gội đầu cho bé, làm bong tróc những mảng bám bẩn này. Ngoài ra, thoa một số nguyên liệu từ thiên nhiên như dầu dừa, chanh, chè xanh lên đầu bé cho “cứt trâu” mềm ra rồi rửa lại với nước sạch cũng là biện pháp rất hiệu quả mà lại an toàn.
Dầu dừa là một biện pháp trị “cứt trâu” cho bé rất hiệu quả mà an toàn. (Ảnh minh họa)
Mông, hậu môn và bộ phận sinh dục
Vùng mông, bộ phận sinh dục và hậu môn của bé là vùng rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương và nhiễm khuẩn do thường xuyên tiếp xúc với phân và nước tiểu. Vì thế bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến các thao tác chăm sóc, lau rửa cho con. Cần thường xuyên thay tã cho bé sau khoảng 2 lần bé tè và thay ngay khi bé đi tiêu. Tốt nhất là nên để bé mặc mỗi tã vải để vùng này luôn được khô thoáng. Sau mỗi lần vệ sinh, nên để da khô một lúc trước khi mặc tã để tránh ẩm ướt sinh ra viêm nhiễm, rôm sảy, hăm tã.
Mời các mẹ tham gia chia sẻ, tìm kiếm những kinh nghiệm, bí quyết hữu ích khi nuôi con nhỏ tại Hội các mẹ yêu con nhé! |