Các chuyên gia về thị giác cho rằng, bạn nên kiểm tra mắt cho bé ngay từ lúc mới sinh, 6 tháng, 3-4 tuổi, 5 tuổi và định kỳ mỗi năm. Có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh về mắt của con như sinh non, chậm phát triển, tiền sử gia đình, ảnh hưởng của một số loại thuốc…
Xem thêm:
1/ Những dấu hiệu chứng tỏ tầm nhìn của bé có vấn đề
– Phải nhìn rất gần khi đọc sách
– Thường xuyên chớp hoặc nheo mắt khi đọc
– Nghiêng đầu để nhìn rõ hơn
– Thường xuyên dụi mắt, mỏi mắt
– Nhìn rõ hơn khi sử dụng một bên mắt
– Viết chữ nghệch ngoạc, không theo dòng
– Gặp khó khăn khi nhìn các vật ở xa hoặc khi nhìn bảng
– Bị đau đầu
– Quá nhạy cảm với ánh sáng
– Mắt bị đỏ
– Khó nhìn thấy vào ban đêm hoặc trong ánh sáng yếu
– Không phân biệt được màu sắc
– Không nhìn thấy chướng ngại vật trước mắt
2/ Làm gì khi con có vấn đề về mắt?
Nếu bé đang bị một trong những vấn đề trên, bạn nên cho bé đi khám bác sĩ. Trong trường hợp nhóc nhà bạn gặp gặp vấn đề nghiêm trọng, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn một bác sĩ chuyên khoa khác. Thông báo cho bác sĩ nếu như gia đình có tiền sử bệnh hoặc khi bé có dị tật bẩm sinh.
Khi khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra cấu trúc, liên kết và khả năng hoạt động của mắt. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thực hiện một số kiểm tra sau:
– Kiểm tra bên ngoài, bao gồm cả mí mắt và nhãn cầu để kiểm tra xem có dấu hiệu nhiễm trùng, dị ứng hoặc bệnh tật. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra phản ứng của mắt với ánh sáng.
– Kiểm tra sự chuyển động của mắt
– Kiểm tra thị lực bằng bảng và bằng máy của từng bên mắt.
– Đối với những bé trong độ tuổi đi học, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ soi đáy mắt để kiểm tra phản xạ ánh sáng của từng mắt. Một phản ứng bất thường với ánh sáng có thể là dấu hiệu của hiện tượng đục thủy tinh thể.
Theo Marrybaby